1

Phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường bụng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Vết thương ngực - bụng là một hình thái phức tạp của vết thương ngực hở. Bao gồm thương tổn ở ngực, cơ hoành và thương tổn ở bụng.
  •  Triệu chứng thường không rõ ràng nên dễ bỏ sót thương tổn trong ổ bụng nếu không thăm khám kỹ.
  •  Xử trí thường phức tạp do phải nhận định và xử trí cùng lúc thương tổn của cả ngực và bụng.
  •  Xử trí thương tổn qua đường bụng trong trường hợp chẩn đoán chắc chắn vết thương ngực - bụng.

II. CHỈ ĐỊNH

Tất cả các trường hợp được chẩn đoán vết thương ngực - bụng dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định nhưng cần thận trọng chỉ định mổ khi:

  •  Người bệnh có phổi bên đối diện thương tổn mà không thể tiến hành thông khí một phổi hoặc khoang màng phổi dính gây khó khăn cho phẫu thuật.
  •  Có các bệnh toàn thân nặng như: đang có tình trạng huyết động sau chấn thương không ổn định, bệnh mãn tính nặng, bệnh máu, chấn thương ngực cũ trước đó...

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: gồm 2 kíp

  •  Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa.
  •  Kíp gây mê chuyên khoa: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.

2. Người bệnh:

Chuẩn bị mổ tối đa có thể được vì thường là mổ trong điều kiện cấp cứu (nhất là khâu vệ sinh, kháng sinh dự phòng). Khám gây mê hồi sức trong phòng mổ. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

3. Phương tiện:

- Dụng cụ phẫu thuật:

  •  Bộ dụng cụ mở và đóng ngực (banh sườn, chỉ xiết sườn ...)
  •  Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật lồng ngực thông thường.
  •  Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật ổ bụng thông thường

- Phương tiện gây mê:

  • Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ ngực và mổ bụng. Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch. Ống nội khí quản hai nòng (Carlens)...

4. Hồ sơ bệnh án:

Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung. Đầy đủ thủ tục pháp lý.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản 2 nòng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục. Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%.

3. Kỹ thuật:

- Đặt dẫn lưu màng phổi và khâu kín vết thương ngực

- Mở bụng tìm và xử trí các thương tổn trong ổ bụng. Nếu không có thương tổn các tạng trong ổ bụng thì khâu kín cơ hoành và đóng bụng.

- Nếu có thủng tạng rỗng thì cần tránh nguy cơ nhiễm trùng khoang màng phổi thì cần:

  •  Với phẫu thuật viên có kinh nghiệm: Mở rộng chỗ rách cơ hoành bơm rửa sạch khoang màng phổi bằng huyết thanh pha Betadine và thám sát tổn thương trong khoang màng phổi.
  •  Với phẫu thuật viên khác: Xử trí các thương tổn trong ổ bụng, khâu kín cơ hoành, đóng bụng và xử trí các thương tổn cũng như bơm rửa khoang màng phổi theo một đường mở ngực riêng.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Xét nghiệm hồng cầu, hematocrit ngay sau khi về bệnh phòng nếu có mất máu.
  •  Theo dõi mạch, huyết áp, hô hấp, dẫn lưu.
  •  Cho kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tĩnh mạch, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
  •  Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau mổ.

2. Xử trí tai biến:

  •  Chảy máu sau mổ: Do sót thương tổn trong ngực hoặc trong bụng. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu chảy > 100 ml/giờ + rối loạn huyết động; hoặc > 200 ml/giờ trong 3 giờ liền đối với dẫn lưu màng phổi.
  •  Xẹp phổi sau mổ: do người bệnh không thở tốt và bít tắc đờm rãi sau mổ. Lâm sàng người bệnh khó thở, sốt, nghe rì rào phế nang giảm; x-quang có hình ảnh xẹp phổi. Cần phải giảm đau tốt cho người bệnh, kháng sinh toàn thân, người bệnh cần ngồi dậy sớm, vỗ rung và ho khạc đờm rãi. Nếu cần có thể soi hút phế quản.
  •  Các biến chứng về ổ bụng đặc biệt là khi bỏ sót thương tổn trong ổ bụng hoặc xử trí ở giai đoạn muộn do không chẩn đoán được khi vào viện.
  •  Suy hô hấp do liệt hoành sau mổ khi mổ cắt phải thần kinh hoành. Cần phục hồi chức năng sau mổ tốt, cai máy thở dần, hoặc phẫu thuật khâu gấp nếp cơ hoành.
  •  Nhiễm trùng vết mổ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường ngực - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Gây mê mask thanh quản phẫu thuật cơ hoành rách do chấn thương qua đường bụng
  •  1 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Quy trình phẫu thuật mở bụng thăm dò, lau rửa, đặt dẫn lưu - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành qua lỗ sau bên - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?
Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?

Đau bụng kinh hay thống kinh là vấn đề mà rất nhiều phụ nữ gặp phải trong những ngày “đèn đỏ”. Mức độ của cơn đau ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ thấy hơi đau và sau 1 - 2 ngày là hết nhưng cũng có người đau đớn dữ dội đến mức không thể chịu được trong suốt nhiều ngày và cơn đau còn can thiệp vào các hoạt động sống thường nhật.

Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị
Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị

Trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nhiều phụ nữ phải trải qua những cơn đau đớn và cảm giác khó chịu. Đây đều là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu đau đớn dữ dội đến mức phải nghỉ học, nghỉ làm thì lại là điều không bình thường.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Vòng kinh thất thường, ra dịch nâu, đau bụng... bị bệnh gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  504 lượt xem

Em bị u xơ tử cung nên kinh nguyệt không đều - Có tháng sớm 2,3 ngày và đôi khi lại trễ 2,3 ngày. Tháng trước, em có kinh ngày 28/10 đến ngày 25/11 em ra dịch nâu, ngày hôm sau ra huyết trắng trong kèm theo ít máu, bụng hơi đau râm ran. Ngày tiếp theo em thấy ra huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có khi hơi đục, không hôi... Đến ngày thứ 7 thì hết, ngực không đau, nhưng vẩn chưa có kinh lại. Em thử thai ngày 8/12 vẫn một vạch. Như thế là em có thai không hay bị bệnh gì?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  575 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Cách gì làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1038 lượt xem

-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị lên cơn nóng bừng bừng khi mang thai là sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1805 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, có lúc tôi bị lên cơn nóng bừng bừng trong người. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây