1

Điều trị tủy lại nhóm răng trước - Bộ y tế 2020

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

I. ĐẠI CƯƠNG

 Là kỹ thuật điều trị tủy răng đã được điều trị nội nha nhưng không đạt tiêu chuẩn hoặc/và có biến chứng.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Răng đã được điều trị nội nha nhưng không đạt.
  •  Răng đã được điều trị nội nha nhưng có biến chứng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật

  •  Bác sĩ Răng hàm mặt.
  •  Trợ thủ.

2. Phương tiện:

2.1.Phương tiện và dụng cụ:

  •  Ghế máy nha khoa
  •  Máy đo chiều dài ống tủy
  •  Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm...
  •  Bộ dụng cụ điều trị nội nha
  •  Bộ cách ly cô lập răng
  •  Bộ lèn nội nha ...
  •  Dụng cụ tháo chất hàn cũ:
  •  Dụng cụ tháo cầu chụp
  •  Bộ sửa soạn đường vào ống tủy: mũi khoan các loại
  •  Máy lấy cao răng và đầu siêu âm nội nha

2.2.Thuốc và vật liệu

  •  Thuốc tê
  •  Thuốc sát khuẩn
  •  Dung dịch bơm rửa hệ thống ống tủy
  •  Vật liệu điều trị nội nha...
  •  Vật liệu làm tan chất hàn ống tủy cũ

3. Người bệnh:

  •  Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án:

  •  Hồ sơ bệnh án theo quy định.
  •  Phim X-quang răng để xác định hệ thống ống tủy và vùng cuống răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  •  Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định
  • Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh:

  • Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật:

3.1. Loại bỏ chất hàn cũ:

  •  Tháo bỏ phục hình cũ ( nếu có).
  •  Lấy bỏ chất hàn ở buồng tủy.
  •  Lấy bỏ chất hàn trong ống tủy

3.2.Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tuỷ:

  •  Xác định chiều dài làm việc của ống tuỷ
  •  Dùng trâm tay số 10 hoặc 15 để thăm dò ống tủy.
  •  Sử dụng các file tạo hình ống tủy (cầm tay hoặc máy) để tạo hình làm rộng hệ thống ống tủy.
  •  Làm sạch hệ thống ống tủy bằng cách bơm rửa với các dung dịch: nước muối sinh lý, ôxy già 3 thể tích, Natri hypoclorid 2,5-5%...
  •  Chọn, thử côn gutta-percha chính: Chọn 1 côn gutta-percha chuẩn có đường kính phù hợp với file lớn nhất đã tạo hình đủ chiều dài làm việc của ống tuỷ
  •  Kiểm tra chiều dài của hệ thống ống tủy trên X-quang.

3.3. Hàn kín hệ thống ống tủy

  •  Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp: Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.
  •  Chọn côn gutta-percha chính:
  •  Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tuỷ:
  •  Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại: Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.
  •  Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng X-quang.

3.4 Hàn phục hồi thân răng

  •  Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị:

  •  Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng và theo dõi
  •  Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng và theo dõi.
  •  Gãy dụng cụ trong ống tủy: Lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị:

  •  Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống
  •  Vỡ răng: Xử trí tùy theo mức độ
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Điều trị tủy lại nhóm răng - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Điều trị đốm trắng trên mặt răng bằng kỹ thuật thẩm thấu nhựa - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính - Bộ y tế 2020
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính - Bộ y tế 2020

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

17 điều bạn nên làm trước khi cố gắng có thai
17 điều bạn nên làm trước khi cố gắng có thai

Bạn đã quyết định trở thành cha mẹ. Nhưng hãy chờ đợi một giây - hoặc thậm chí một tháng hoặc nhiều hơn. Để mang lại cho mình những cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh và một đứa trẻ khỏe mạnh, có một số điều quan trọng bạn cần làm trước khi bắt đầu thụ thai.

Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!
Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!

Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.

Thiếu máu do thiếu sắt: Những điều cần biết trước khi mang thai
Thiếu máu do thiếu sắt: Những điều cần biết trước khi mang thai

Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!

Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1354 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1177 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  913 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  891 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Có nên ngừng uống rượu trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  857 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên ngừng uống rượu trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây