Điều trị chứng co cứng cơ bàn tay khi viết type 2 bằng kỹ thuật tiêm botulinum toxin A - Bộ y tế 2014
I. ĐỊNH NGHĨA
Co cứng cơ bàn tay khi viết là hiện tượng tăng trương lực cơ bàn tay và các ngón khi viết hoặc làm các động tác tinh vi liên tục ở tay như chơi nhạc cụ, đánh máy.
Hiện tượng co cứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của bàn tay, làm cho người bệnh không thể tiếp tục viết hoặc tiếp tục các thao tác nghề nghiệp của bàn tay.
Ngoài hình thái phổ biến của bệnh này là co cứng gấp cục bộ các ngón, chủ yếu là ngón cái và ngón trỏ (Focal flexor subtype - Typ 1); một hình thái thường gặp khác là khi viết co cứng lan rộng lên làm gấp cổ tay (Generalized flexor subtype - TYPE 2). Botulinum toxin A đã được chứng minh rất có hiệu quả và an toàn trong điều trị chứng co cứng cơ cục bộ này.
II. CHỈ ĐỊNH
Điều trị chứng co cứng gấp các ngón và cổ tay khi viết hay thực hiện các thao tác nghề nghiệp bàn tay như chơi nhạc cụ...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Dị ứng với các thành phần của thuốc.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
2.1. Phương tiện, dụng cụ
- Bơm tiêm 5ml kèm kim x 1 cái.
- Bơm tiêm 1ml kèm kim x 7 cái.
- Bộ dụng cụ sát trùng: bông, cồn, găng tay vô khuẩn.
2.2. Thuốc
- Thuốc: Disport 500 đv x 1 lọ.
- Nước muối sinh lý 9o/oo x 1 chai 100ml.
3. Người bệnh
Giải thích kỹ cho người bệnh về mục tiêu và cách tiến hành quy trình kỹ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép hồ sơ bệnh án với các trường hợp người bệnh nội trú. Ghi sổ thủ thuật và sổ y bạ với người bệnh ngoại trú.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chọn các cơ để tiêm
Chủ yếu là các cơ gấp ngón tay và cổ tay bao gồm:
- Cơ gấp ngón tay sâu (Flexor digitorum superficialis - FDS).
- Cơ gấp ngón tay nông (Flexor digitorum profondus - FDP).
- Cơ gan tay dài (Palmaris longus - PL).
- Cơ gấp dài ngón cái (Flexor pollicis longus - FPL).
- Cơ gấp ngắn ngón cái (Flexor pollicis brevis - FPB).
Trường hợp nặng có sự tham gia cơ gấp cổ tay quay (Flexor carpi radialis - FCR) và cơ gấp cổ tay trụ (Flexor carpi ulnaris - FCU).
2. Chuẩn bị người bệnh
Đặt người bệnh ở tư thế nằm. Sát trùng da ở vị trí các cơ cần tiêm. Gồm các cơ ở khu vực trước và sau cẳng tay; cơ gấp ngón cái.
3. Pha thuốc
Độ pha loãng: pha 1ml nước muối sinh lý 9o/oo vào lọ Disport 500 đv.
4. Liều lượng thuốc và cách tiêm
- Cách tiêm: theo hình vẽ.
VI. THEO DÕI
- Kiểm tra vết tiêm nếu chảy máu cần ép bằng bông vô khuẩn.
- Theo dõi chung: mạch, huyết áp.
- Theo dõi các biểu hiện dị ứng, sốc phản vệ.
- Hẹn khám lại sau 2 tuần.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Có thể gặp tác dụng phụ như nổi mẫn, dị ứng. Sốc phản vệ chưa thấy có báo cáo nào. Điều trị như một trường hợp dị ứng thuốc.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.
Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo là một trong những loại lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và gây đau đớn nhất.
Điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là một trong những tác dụng, ngoài hướng dẫn phổ biến của một số thuốc chống trầm cảm.
- 1 trả lời
- 1090 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1123 lượt xem
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 1256 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 927 lượt xem
- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?
- 1 trả lời
- 945 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bé nhà tôi còn có quá nhỏ và không có khả năng tự vệ nên thật khó khăn khi nhìn bé phải chịu nhiều mũi tiêm. Liệu tôi có nên cho bé tiêm phòng khi bé lớn hơn một chút và khi hệ miễn dịch của bé phát triển hơn hay không?