1

Điều gì xảy ra khi thận ngừng hoạt động?

Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận dần dần suy giảm, thận không thể lọc chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu một cách hiệu quả. Suy thận mạn là một bệnh tiến triển, có nghĩa là chức năng thận sẽ ngày càng kém đi theo thời gian. Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn. Giai đoạn thứ 5 được gọi là suy thận mạn giải đoạn cuối. Lúc này, thận gần như không còn hoạt động.
Điều gì xảy ra khi thận ngừng hoạt động? Điều gì xảy ra khi thận ngừng hoạt động?

Phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn suy thận mạn tiến triển sang giai đoạn cuối. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, suy thận mạn được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối mới. Điều này là do suy thận mạn thường không có triệu chứng ở các giai đoạn đầu.

Suy thận mạn được xác định khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả bất thường, ví dụ như nồng độ protein cao trong nước tiểu và chức năng thận bị suy giảm trong ít nhất 3 tháng.

Phát hiện bệnh từ sớm rất có lợi. Có thể phải sau nhiều năm thì suy thận mạn mới tiến triển đến các giai đoạn nặng và có nhiều cách để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và ngăn ngừa suy thận mạn giai đoạn cuối.

Ngay cả khi đã bị suy thận mạn giai đoạn cuối thì cũng có các phương pháp điều trị để giúp kiểm soát các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Điều gì xảy ra khi thận ngừng hoạt động?

Chức năng chính của thận là lọc chất thải và nước dư thừa khỏi máu. Thận còn sản xuất các hormone mà cơ thể cần để:

  • kiểm soát huyết áp
  • tạo hồng cầu
  • giữ cho xương chắc khỏe

Ở những người bị suy thận mạn, thận không còn khả năng thực hiện các chức năng này tốt như bình thường. Điều này khiến chất thải tích tụ trong cơ thể và gây mệt mỏi cùng nhiều vấn đề khác.

Suy thận mạn còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh về xương và thiếu máu.

Trong nhiều trường hợp, suy thận mạn không biểu hiện triệu chứng cho đến khi tiến triển sang giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, người bệnh cần lọc máu hoặc ghép thận.

Tuổi thọ của người bị suy thận mạn giai đoạn cuối

Không có cách nào chữa khỏi suy thận mạn giai đoạn cuối và phục hồi chức năng thận, nhưng lọc máu hoặc ghép thận sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị bằng lọc máu có thể sống thêm trung bình từ 5 đến 10 năm nhưng cũng có nhiều người sống thêm đến 30 năm. (1)

Nếu không điều trị, người bệnh sẽ chỉ có thể sống thêm vài tuần.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện những cách dưới đây để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ:

  • tuân thủ điều trị
  • điều chỉnh chế độ ăn uống theo khuyến nghị
  • duy trì hoạt động thể chất
  • quản lý các bệnh lý khác đang mắc, nhất là các bệnh ảnh hưởng đến chức năng thận như bệnh tiểu đường và cao huyết áp

Triệu chứng suy thận mạn giai đoạn cuối

Suy thận mạn giai đoạn cuối là khi chức năng thận chỉ còn khoảng 10 đến 15% chức năng bình thường, có nghĩa là gần như không còn hoạt động nữa.

Khi suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng sau đây:

  • Đau ngực, lưng và bụng
  • Lú lẫn
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi, buồn ngủ
  • Khó ngủ
  • Ngứa ngáy, khô da
  • Co thắt cơ và chuột rút
  • Chảy máu cam
  • Hụt hơi
  • Nôn, buồn nôn
  • Chán ăn
  • Sưng phù

Các dấu hiệu khác của suy thận mạn giai đoạn cuối còn có:

  • Sốt
  • Phát ban
  • Giảm hoặc không có nước tiểu
  • Phù nề do tích nước ở cẳng chân và bàn chân
  • Sụt cân
  • Co giật
  • Hôn mê

Cần làm gì khi cả hai quả thận đều ngừng hoạt động?

Nếu cả hai quả thận đều ngừng hoạt động, người bệnh sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận để tiếp tục sống.

Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên. Điều chỉnh chế độ ăn uống là điều rất quan trọng để duy trì sự cân bằng muối, nước và khoáng chất trong cơ thể. Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cho cơ thể và cung cấp oxy cho các mô. Tập thể dục còn giúp cải thiện tâm trạng và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.

Lọc máu

Lọc máu là phương pháp loại loại bỏ các chất thải ra khỏi máu thay cho thận. Có hai loại lọc máu là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu được đưa ra khỏi cơ thể người bệnh vào máy lọc có chứa dịch lọc để loại bỏ chất thải và nước dư thừa. Máu đã lọc được đưa trở lại cơ thể. Máu được đưa ra và đưa trở lại cơ thể qua các kim cắm trên cánh tay. Trước khi bắt đầu chạy thận nhân tạo người bệnh phải trải qua phẫu thuật nối thông động - tĩnh mạch (AVF) để tạo đường vào mạch máu.

Với phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), người bệnh sẽ được đặt một ống thông vào khoang bụng. Dịch lọc được bơm qua ống thông vào bụng. Dịch lọc sẽ được ngâm trong ổ bụng 4 – 8 tiếng. Trong thời gian này, dịch lọc sẽ hấp thụ chất thải và nước dư thừa từ máu. Sau đó, dịch lọc sẽ được tháo ra ngoài qua ống thông và quy trình được lặp lại 4 đến 6 lần một ngày. Phương pháp lọc màng bụng có thể được thực hiện tại nhà hoặc bất cứ đâu, điều này cho phép người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.

Lọc màng bụng cũng có thể được thực hiện trong khi người bệnh ngủ vào ban đêm với sự trợ giúp của một thiết bị gọi là máy lọc màng bụng tự động.

Ghép thận

Ghép thận là một giải pháp khác cho những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Trong ca phẫu thuật ghép thận, quả thận khỏe mạnh của người hiến được ghép vào ổ bụng của người bệnh. Thận có thể được lấy từ người hiến còn sống hoặc người hiến chết não nhưng hiện nay, phần lớn các ca ghép thận là từ người hiến còn sống. Quả thận mới có thể bắt đầu hoạt động ngay sau ca phẫu thuật hoặc cũng có thể phải mất vài tuần. Nếu quả thận ghép không bắt đầu hoạt động ngay sau phẫu thuật thì người bệnh sẽ phải lọc máu trong thời gian chờ.

Nếu ghép thận thành công, người bệnh sẽ không cần lọc máu nữa. Ghép thận giúp người bệnh sống lâu hơn so với lọc máu. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sau khi được ghép thận có thể sống khỏe mạnh giống như trước khi bị suy thận.

Tuy nhiên, ghép thận là một loại đại phẫu thuật và tiềm ẩn một số rủi ro. Hơn nữa, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời để ngăn hệ miễn dịch tấn công quả thận mới. Loại thuốc này làm giảm chức năng miễn dịch nên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và một số loại ung thư.

Tóm tắt bài viết

Thận có chức năng chính là lọc chất thải khỏi máu. Ngoài ra, thận còn điều hòa lượng nước và muối trong cơ thể. Suy thận mạn giai đoạn cuối là khi thận không còn khả năng thực hiện các chức năng quan trọng này.

Một khi đã bị suy thận mạn thì không có cách nào chữa khỏi và phục hồi chức năng thận về bình thường. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị thì sẽ có thể bảo tồn chức năng thận và ngăn suy thận mạn tiến triển sang giai đoạn cuối. Ở các giai đoạn đầu, các phương pháp điều trị gồm có điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc kiểm soát các triệu chứng và kiểm soát các bệnh lý gây suy giảm chức năng thận như tiểu đường hay cao huyết áp.

Các phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối gồm có lọc máu và ghép thận. Mặc dù không thể đảo ngược được tình trạng suy thận nhưng hai phương pháp này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Nhiều người sau khi được ghép thận đã có thể sống khỏe mạnh giống như trước khi bị suy thận mạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây