1

Dầu ô liu và quả ô liu có gây dị ứng không?

Dị ứng với quả ô liu và dầu ô liu là vấn đề rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Trên thực tế, cơ thể chúng ta có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào.
Dầu ô liu và quả ô liu có gây dị ứng không? Dầu ô liu và quả ô liu có gây dị ứng không?

Ô liu là gì?

Ô liu là một loài cây nhỏ, được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải. Quả ô liu có hình dạng bầu dục, màu xanh khi còn non và chuyển sang màu tím hay tím đen khi chín. Loại quả này chứa nhiều chất béo lành mạnh tốt, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Quả ô liu còn là nguồn cung cấp vitamin E, K, D và A. Cả ô liu xanh và ô liu đen đều chứa nhiều đồng và canxi. Ô liu đen còn có hàm lượng sắt lớn.

Một số lợi ích của quả ô liu đối với sức khỏe:

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch
  • Giảm viêm
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong cơ thể
  • Ngăn ngừa bệnh loãng xương và ung thư

Quả ô liu hiếm khi được ăn tươi do có vị đắng mà thường được xử lý và ngâm muối hoặc ép dầu. Dầu ô liu là một loại dầu ăn lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, nhờ những lợi ích đối với làn da nên dầu ô liu còn là một thành phần có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da.

Dị ứng với quả ô liu và dầu ô liu là vấn đề rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Trên thực tế, cơ thể chúng ta có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào.

Số người bị dị ứng thực phẩm đã gia tăng trong vài năm trở lại đây. Trẻ nhỏ bị dị ứng thực phẩm có nguy cơ cao bị hen suyễn, viêm da cơ địa (chàm) và các loại dị ứng khác.

Dị ứng thực phẩm xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng tiêu cực với một chất nào đó có trong thực phẩm. Một người có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm khác nhau. Loại thực phẩm gây dị ứng khiến cho hệ miễn dịch tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE) và mỗi khi ăn thực phẩm đó, chất gây dị ứng trong thực phẩm sẽ liên kết với kháng thể IgE. Các chất hóa học như histamin được giải phóng và dẫn đến phản ứng dị ứng.

Dị ứng quả ô liu và dị ứng phấn hoa ô liu

Dị ứng quả ô liu hay dầu ô liu là dạng dị ứng thực phẩm tương đối hiếm gặp.

Mặc dù cũng đã có báo cáo về các trường hợp viêm da tiếp xúc và dị ứng thực phẩm sau khi ăn quả hoặc dầu ô liu nhưng hầu hết các trường hợp dị ứng ô liu đều là dị ứng phấn hoa theo mùa. Những người sống ở nơi trồng ô liu có thể gặp phản ứng dị ứng ở đường hô hấp do hít phải phấn hoa ô liu.

Lý do là bởi phấn hoa ô liu có chứa đến 12 chất gây dị ứng trong khi quả ô liu lại chỉ chứa duy nhất một chất gây dị ứng.

Quả ô liu có khả năng gây ra phản ứng dị ứng cao hơn dầu ô liu vì dầu ô liu chứa ít protein hơn. Tuy nhiên, dị ứng với dầu ô liu hoàn toàn có thể xảy ra. Quả ô liu hiếm khi gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng và các phản ứng trên da nhưng đã có một vài trường hợp được ghi nhận.

Triệu chứng dị ứng dầu ô liu

Phản ứng dị ứng với thực phẩm gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và hầu hết các triệu chứng đều xuất hiện trong vòng khoảng một tiếng sau khi ăn.

Người bị dị ứng có thể gặp các phản ứng trên da, triệu chứng về tiêu hóa hoặc các triệu chứng về hô hấp. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm chủ yếu liên quan đến đường hô hấp, gồm có:

  • Viêm xoang
  • Tăng áp lực nội sọ, gây nhức đầu
  • Chảy dịch mũi sau
  • Hắt hơi liên tục
  • Ngạt mũi
  • Hen suyễn
  • Ho nhiều
  • Thở khò khè

Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra các phản ứng trên da, chẳng hạn như:

  • Mẩn đỏ
  • Ngứa
  • Châm chích
  • Sưng tấy
  • Nổi mề đay
  • Phát ban
  • Bùng phát viêm da cơ địa

Các triệu chứng ở đường tiêu hóa gồm có đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm còn dẫn đến sốc phản vệ.

Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu như:

  • Phù nề thanh khí quản
  • Tụt huyết áp
  • Nhịp tim nhanh
  • Chân tay lạnh
  • Sốc
  • Khó thở
  • Mất ý thức

Mặc dù dầu ô liu là một loại dầu có lợi cho làn da nhưng còn có những loại dầu khác có công dụng tương đương mà lại an toàn hơn như:

  • Dầu argan: chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu. Có thể dùng dầu argan làm dầu dưỡng ẩm cải thiện độ đàn hồi của da. Dầu argan thẩm thấu rất nhanh vào da nên không gây nhờn dính.
  • Dầu hạt tầm xuân (rosehip seed oil): là một loại dầu có tác dụng chống lão hóa có chứa vitamin E, C, D và beta-carotene. Dầu hạt tầm xuân giúp nuôi dưỡng, bảo vệ và dưỡng ẩm cho da.
  • Dầu Marula: giúp làm giảm kích ứng và viêm da, đồng thời dưỡng ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa. Dầu Marula có đặc tính kháng khuẩn nên rất tốt cho làn da dễ bị mụn trứng cá.

Các lựa chọn có thể thay thế cho dầu ô liu trong nấu ăn:

  • Dầu dừa (coconut oil): chứa hàm lượng lớn axit lauric – một loại chất béo bão hòa có tác dụng làm tăng HDL cholesterol hay cholesterol tốt.
  • Dầu hạt lanh (flaxseed oil): là một nguồn chất xơ hòa tan tuyệt vời và là một lựa chọn lý tưởng cho các món salad. Tuy nhiên, dầu hạt lanh có khả năng chịu nhiệt kém nên không phù hợp để chiên xào.
  • Dầu quả bơ (avocado oil): có chứa axit oleic (một loại axit béo omega-9) cùng nhiều chất chống oxy hóa. Dầu quả bơ có thể giúp giảm huyết áp. Loại dầu này có khả năng chịu nhiệt cao nên có thể dùng để chiên xào và các phương pháp chế biến cần sử dụng nhiệt khác.

Nếu gặp các dấu hiệu bất thường trên da, đường hô hấp hoặc tiêu hóa sau khi ăn quả ô liu hoặc dầu ô liu và nghi ngờ mình bị dị ứng thì nên dừng ăn các sản phẩm có thành phần ô liu và theo dõi xem các triệu chứng có tiếp diễn hay không. Tốt nhất vẫn nên đi khám để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Nếu gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ thì cần đến bệnh viện khẩn cấp.

Chẩn đoán và điều trị dị ứng ô liu

Cách tốt nhất để kiểm tra xem các triệu chứng gặp phải có phải do dị ứng với ô liu hay các loại thực phẩm khác hay không là test lẩy da (skin prick test). Nếu đúng là bị dị ứng với quả ô liu hoặc dầu ô liu thì cần tránh tất cả các món ăn có thành phần này và có thể còn phải tránh cả những sản phẩm chăm sóc da và tóc chứa dầu ô liu.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù dị ứng với quả ô liu hoặc dầu ô liu rất hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Phấn hoa ô liu có khả năng gây phản ứng dị ứng cao hơn là quả ô liu. Dị ứng với quả hay dầu ô liu chủ yếu gây ra các triệu chứng về hô hấp nhưng triệu chứng cũng có thể xảy ra trên da hoặc đường tiêu hóa. Những người bị dị ứng cần tránh ăn quả ô liu và tất cả các món ăn có dầu ô liu, thậm chí là cả những sản phẩm dùng ngoài da có thành phần ô liu. Có rất nhiều loại dầu khác có thể thay thế cho dầu ô liu với những lợi ích tương đương.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: dầu ô liu, quả ô liu
Tin liên quan
Có nên uống cà phê hòa tan không?
Có nên uống cà phê hòa tan không?

Trong cuộc sống bạn rộn, cà phê hòa tan là sản phẩm được rất nhiều người lựa chọn vì thời gian pha chế nhanh chóng và giá cũng rẻ hơn so với cà phê pha phin. Cà phê hòa tan thậm chí còn chiếm hơn 50% tổng lượng cà phê tiêu thụ ở một số quốc gia.

Cà phê có gây mất nước không?
Cà phê có gây mất nước không?

Mặc dù caffeine là một chất kích thích thần kinh với nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng vì có đặc tính lợi tiểu nên nhiều người cho rằng uống cà phê có thể gây mất nước.

Có nên uống cà phê khi bụng đói không?
Có nên uống cà phê khi bụng đói không?

Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi vừa mới thức dậy vào buổi sáng nhưng có ý kiến cho rằng uống cà phê khi bụng đói sẽ gây hại cho sức khỏe.

Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?
Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?

Nhiều người thường có thói quen uống một tách cà phê vào buổi sáng và băn khoăn không biết có thể uống cà phê vào giai đoạn nhịn ăn hay không.

Uống cà phê khi cho con bú có an toàn không?
Uống cà phê khi cho con bú có an toàn không?

Người mẹ có cần kiêng cà phê trong thời gian cho con bú không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  508 lượt xem

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây