1

Dầu ô liu: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, tiều lượng và cảnh báo

Dầu ô liu là thành phần chính của chế độ ăn Địa Trung Hải, nó rất giàu chất chống oxy hóa. Chất béo chính trong dầu ô liu là acid béo không bão hòa đơn (MUFA). Các chất chống oxy hóa trong dầu ô liu có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào - là yếu tố có thể dẫn đến một loạt các tình trạng sức khỏe và bệnh tật

1. Dầu ô liu là gì

Ô liu là một loại cây trồng truyền thống của khu vực Địa Trung Hải. Người ta làm dầu ô liu bằng cách ép toàn bộ trái ô liu. Dầu ô liu được sử dụng phổ biến nhất cho những người mắc bệnh tim, cholesterol caohuyết áp cao.

Dầu ô liu được sử dụng trong nấu ăn, mỹ phẩm, thuốc, xà phòng và làm nhiên liệu cho đèn truyền thống. Dầu ô liu ban đầu đến từ Địa Trung Hải, cho đến nay nó phổ biến trên toàn thế giới.

Trong thực phẩm, dầu ô liu được sử dụng làm dầu ăn và dầu trộn salad. Dầu ăn ô liu được phân loại theo hàm lượng acid oleic tự do. Dầu ô liu Extra virgin chứa tối đa 1% acid oleic tự do, dầu ô liu nguyên chất chứa 2% và dầu ô liu thông thường chứa 3,3%. Dầu ô liu chưa tinh chế sẽ có tỷ lệ acid oleic tự do cao hơn 3,3%, được coi là "không phù hợp cho con người".

2. Sự hoạt động của dầu ô liu

Các acid béo trong dầu ô liu dường như làm giảm mức cholesterol và có tác dụng chống viêm. Hơn nữa, lá ô liu và dầu ô liu còn có thể làm giảm huyết áp. Dầu ô liu cũng có thể tiêu diệt vi trùng, chẳng hạn như vi khuẩn và nấm.

Dầu ô liu: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, tiều lượng và cảnh báo
Dầu ô liu có nhiều tác dụng với sức khỏe của con người

3. Công dụng và hiệu quả của dầu ô liu

 

Dầu ô liu dùng để làm gì và nó có thực sự hiệu quả như những gì mong đợi không?

3.1. Dầu ô liu có thể hiệu quả

  • Ung thư vú;. Phụ nữ sử dụng nhiều dầu ô liu trong chế độ ăn hàng ngày dường như có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người không sử dụng.
  • Bệnh tim. Những sử dụng dầu ô liu trong chế độ ăn hàng ngày dường như có nguy cơ mắc bệnh tim cũng như nguy cơ đau tim thấp hơn so với những người sử dụng loại dầu khác. Hơn nữa, sử dụng dầu ô liu còn giúp giảm cholesterol. Bởi vì, cholesterol cao và huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng khi tuân theo chế độ ăn kiêng bao gồm dầu ô liu cũng làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong liên quan đến bệnh tim so với tuân theo chế độ ăn kiêng tương tự bao gồm ít hoặc không có dầu ô liu.
  • Táo bón. Uống dầu ô liu bằng đường uống có thể giúp làm mềm phân ở những người bị táo bón.
  • Bệnh tiểu đường. Những người ăn lượng dầu ô liu cao hơn (khoảng 15-20 gam mỗi ngày) dường như có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với những người không sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hơn 20 gam mỗi ngày sẽ không tăng lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu gần đây cho thấy dầu ô liu có thể cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Dầu ô liu trong chế độ ăn Địa Trung Hải cũng có thể làm giảm nguy cơ "xơ cứng động mạch" (xơ vữa động mạch) ở bệnh nhân tiểu đường so với những loại dầu không bão hòa đa như: dầu hướng dương.

 

  • Cholesterol cao. Sử dụng dầu ô liu trong chế độ ăn thay vì chất béo bão hòa có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần ở những người bị cholesterol cao. Tuy nhiên, với một số loại dầu ăn kiêng khác cũng có thể giúp làm giảm cholesterol toàn phần tốt hơn dầu ô liu.
  • Huyết áp cao. Thêm một lượng lớn dầu ô liu nguyên chất vào chế độ ăn uống cùng với việc tiếp tục thực hiện các phương pháp điều trị thông thường cho huyết áp cao có thể cải thiện tình trạng huyết áp ở những người bị huyết áp cao trong khoảng thời gian là 6 tháng.

Trong một số trường hợp, những người bị huyết áp cao nhẹ đến trung bình mà sử dụng dầu ô liu, có thể giảm liều thuốc huyết áp hoặc thậm chí ngừng dùng thuốc hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý điều chỉnh thuốc của mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dầu ô liu: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, tiều lượng và cảnh báo
Người có bệnh lý huyết áp cao có thể sử dụng dầu ô liu trong khẩu phần ăn hàng ngày

 

3.2. Dầu ô liu có thể không hiệu quả

  • Ráy tai; Thoa dầu ô liu lên da dường như không thể làm mềm ráy tai.
  • Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Thoa dầu ô liu lên da dường như không làm giảm đau ở trẻ bị viêm tai giữa.

3.3. Tác dụng của dầu ô liu chưa có bằng chứng đầy đủ

  • Bệnh chàm (viêm da dị ứng). Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng áp dụng hỗn hợp mật ong, sáp ong và dầu ô liu cùng với chăm sóc tiêu chuẩn dường như cải thiện được bệnh chàm.
  • Ung thư; Những người sử dụng nhiều dầu ô liu dường như có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn.
  • Rò rỉ dịch của cơ thể (nhũ trấp) vào khoảng trống giữa phổi và thành ngực. Đôi khi, nhũ trấp rò rỉ vào khoảng trống giữa phổi và thành ngực trong quá trình phẫu thuật thực quản. Cho nên, uống khoảng nửa cốc dầu ô liu tám giờ trước khi phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa chấn thương này.
  • Khả năng ghi nhớ và tư duy (chức năng nhận thức). Phụ nữ trung niên sử dụng dầu ô liu để nấu ăn dường như đã cải thiện khả năng ghi nhớ và tư duy so với những người sử dụng các loại dầu khác.
  • Ung thư đại tràng, ung thư trực tràng. Một vài nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều dầu ô liu trong chế độ ăn có thể có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn so với những người không ăn.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể dẫn đến loét (Helicobacter pylori hoặc H. pylori). Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng 30 gam dầu ô liu trước khi ăn sáng trong 2 - 4 tuần sẽ giúp loại bỏ nhiễm trùng Helicobacter pylori ở một số người.

 

  • Hội chứng chuyển hóa bao gồm huyết áp cao, mỡ cơ thể dư thừa hoặc lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh tiểu đường. Bổ sung chiết xuất lá ô liu dường như giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở nam giới. Tuy nhiên, nó dường như không có tác dụng làm giảm trọng lượng cơ thể, mức cholesterol hoặc huyết áp.
  • Tích tụ chất béo trong gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Bổ sung dầu ô liu vào chế độ ăn ít calo có thể cải thiện gan nhiễm mỡ tốt hơn so với chế độ đơn lẻ của bệnh nhân NAFLD.
  • Viêm xương khớp; Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng sử dụng chiết xuất nước đông lạnh của quả ô liu hoặc một chiết xuất của lá ô liu làm giảm đau và tăng khả năng vận động ở những người bị viêm xương khớp.
  • Loãng xương. Uống chiết xuất lá ô liu hàng ngày cùng với canxi có thể làm chậm quá trình mất xương ở phụ nữ mãn kinh với mật độ xương thấp.
Dầu ô liu: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, tiều lượng và cảnh báo
Uống chiết xuất lá ô liu giúp làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

 

  • Ung thư buồng trứng. Nghiên cứu quan sát cho thấy những phụ nữ sử dụng nhiều dầu ô liu trong chế độ ăn hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn.
  • Bệnh vẩy nến. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng bôi hỗn hợp mật ong, sáp ong và dầu ô liu lên da cùng với việc chăm sóc tiêu chuẩn có thể cải thiện bệnh vẩy nến.
  • Viêm khớp dạng thấp (RA). Một số nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn uống bao gồm một lượng lớn dầu ô liu có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thấp hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu ban đầu mới đây lại chỉ ra rằng uống nước chiết xuất từ ​​quả ô liu không cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

4. Một số tác dụng phụ của dầu ô liu và cảnh báo

 

4.1. Khi uống bằng đường uống

Dầu ô liu là an toàn toàn khi dùng một lượng thích hợp bằng đường uống (khoảng 28 gam một ngày). Trong trường hợp, lượng dầu lên đến 1 lít mỗi tuần thì dầu ô liu được sử dụng an toàn như một thành phần của chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải. Hơn nữa, chiết xuất lá ô liu cũng an toàn khi sử dụng bằng đường uống với lượng thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin tin cậy về sự an toàn của lá ô liu.

4.2. Khi thoa lên da

Dầu oliu là khá an toàn khi thoa lên da. Phản ứng dị ứng chậm và có tác dụng với viêm da.

4.3. Khi hít phải

Cây ô liu sản xuất phấn hoa có thể gây dị ứng đường hô hấp theo mùa ở một số người.

Dầu ô liu: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, tiều lượng và cảnh báo
Phấn hoa cây ô liu có thể gây dị ứng đường hô hấp với một số người bệnh

5. Một số cảnh báo

 

  • Đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú. Hiện nay, vẫn chưa có đủ thông tin tin cậy về việc sử dụng ô liu cho đối tượng này. Vì vậy, không nên sử dụng chúng với số lượng lớn hơn số lượng thường thấy trong thực phẩm.
  • Bệnh tiểu đường. Dầu ô liu có thể có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu khi sử dụng dầu ô liu.
  • Phẫu thuật. Dầu ô liu có thể ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là trong và sau phẫu thuật. Vì vậy, nên ngừng sử dụng dầu ô liu 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.

6. Tương tác

 

  • Thuốc trị tiểu đường tương tác với ô liu

Ô liu và dầu ô liu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Còn thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để hạ đường huyết. Khi uống đồng thời cả dầu ô liu và thuốc trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu của cơ thể hạ xuống quá thấp.

  • Thuốc hạ huyết áp tương tác với ô liu

Ô liu dường như có tác dụng làm giảm huyết áp. Uống ô liu cùng với thuốc điều trị huyết áp cao có thể khiến huyết áp của bạn xuống quá thấp.

7. Liều dùng

 

Liều dùng sau đây đã được nghiên cứu trong các nghiên cứu khoa học:

  • Đối với táo bón: sử dụng 30ml dầu ô liu.
  • Để ngăn ngừa bệnh tim: sử dụng 54 gam dầu ô liu mỗi ngày (khoảng 4 muỗng canh).
  • Để phòng ngừa bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn giàu dầu ô liu đã được sử dụng với liều lượng là khoảng 15-20 gam mỗi ngày.
  • Đối với cholesterol cao: sử dụng 23 gam dầu ô liu mỗi ngày (khoảng 2 muỗng canh) cung cấp 17,5 gam axit béo không bão hòa đơn thay cho chất béo bão hòa trong chế độ ăn.
  • Đối với huyết áp cao: sử dụng 30-40 gam mỗi ngày trong chế độ ăn hoặc 400 mg chiết xuất lá ô liu mỗi ngày.
Dầu ô liu: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, tiều lượng và cảnh báo
Dầu ô liu cần được sử dụng đúng mục đích cũng như đúng liều lượng giúp đem lại tác dụng tối đa cho người dùng

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Video có thể bạn quan tâm
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 1136 Lượt xem
Tin liên quan
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Công dụng của vitamin D đối với bệnh vảy nến
Công dụng của vitamin D đối với bệnh vảy nến

Nhiều người bị bệnh vảy nến phải sử dụng kết hợp các loại thuốc khác nhau để điều trị nhưng ở một số người, chỉ cần bổ sung vitamin D là các triệu chứng bệnh đã có sự cải thiện đáng kể.

Canxi san hô: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ
Canxi san hô: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ

Canxi từ san hô được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, từ giúp xương chắc khỏe hơn, giảm các triệu chứng viêm khớp cho đến ngăn ngừa ung thư và bệnh Parkinson.

Canxi Lactate: Công Dụng, Lợi Ích Và Tác Dụng Phụ
Canxi Lactate: Công Dụng, Lợi Ích Và Tác Dụng Phụ

Canxi lactate là một chất phụ gia thường được thêm vào nhiều loại thực phẩm để cải thiện kết cấu và hương vị hoặc để kéo dài hạn sử dụng. Hợp chất này cũng được sử dụng trong một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung canxi.

Vitamin E: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ
Vitamin E: Lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ

Là một trong những vitamin tan trong chất béo thiết yếu, vitamin E có vai trò rất quan trọng đối với chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Vitamin này có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây