1

Đau Đớn Khi Quan Hệ Là Do Đâu?

Đau đớn khi quan hệ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, từ vấn đề trong cấu tạo giải phẫu cho đến vấn đề về tâm lý nhưng đa phần đều có thể điều trị được...
Đau Đớn Khi Quan Hệ Là Do Đâu? Đau Đớn Khi Quan Hệ Là Do Đâu?

Nội dung chính của bài viết:

  • Đau đớn khi quan hệ là tình trạng thường xuyên bị đau, nóng rát ở cơ quan sinh dục bên ngoài hoặc bên trong khi quan hệ tình dục.
  • Cơn đau có thể xảy đến trước, trong hoặc sau khi quan hệ với nhiều mức độ khác nhau.
  • Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau đớn khi quan hệ, từ việc khô âm đạo, co thắt bộ phận sinh dục, tổn thương bộ phận sinh dục hay đến tâm lý căng thẳng, lo lắng.
  • Cả phụ nữ và nam giới đều có thể gặp vấn đề đau đớn mỗi khi thân mật nhưng tình trạng này phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới.
  • Thay đổi thói quen quan hệ, sử dụng liệu pháp tâm lý, luyện tập hay dùng thuốc sẽ có thể cải thiện tình trạng đau đớn khi quan hệ.
  • Cần đi khám phụ khoa định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện ra những vấn đề và có hướng điều trị phụ hợp. 

Đau khi quan hệ có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới nhưng phổ biến nhất là ở nữ giới. Đau khi quan hệ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, từ vấn đề trong cấu tạo giải phẫu cho đến vấn đề về tâm lý nhưng đa phần đều có thể điều trị được.

Các dạng đau khi quan hệ

Cơn đau khi quan hệ có thể xảy ra ở các vị trí, thời điểm và có mức độ khác nhau như:

  • trong âm đạo, niệu đạo hoặc bàng quang
  • sâu trong khoang chậu
  • trong quá trình xâm nhập
  • trong hoặc sau khi quan hệ
  • chỉ đau sau khi quan hệ
  • chỉ đau khi quan hệ với một số người hoặc ở tư thế, hoàn cảnh nhất định
  • đau kèm theo hiện tượng nóng rát, ngứa hoặc nhức
  • cảm giác đau nhói, tương tự như chuột rút trong kỳ kinh nguyệt

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau khi quan hệ rất đa dạng và có thể là do yếu tố thể chất, yếu tố tâm lý hoặc cả hai.

Mỗi một vị trí của cơn đau lại là do nguyên nhân khác nhau gây nên.

Nguyên nhân thể chất

Đau khi xâm nhập

Nguyên nhân gây đau khi dương vật bắt đầu xâm nhập vào âm đạo có thể là do khô âm đạo, co thắt âm đạo, tổn thương bộ phận sinh dục hoặc một số nguyên nhân khác.

Khô âm đạo: Trong quá trình kích thích trước khi quan hệ, các tuyến ở âm đạo tiết ra chất dịch để bôi trơn, giảm ma sát và bảo vệ âm đạo không bị tổn thương. Nếu như các tuyến này tiết ra quá ít dịch thì sẽ dẫn đến khô và đau rát khi quan hệ.

Sự thiếu hụt dịch bôi trơn có thể xảy ra do:

  • Không có màn dạo đầu hoặc dạo đầu không đầy đủ
  • Suy giảm nồng độ estrogen, đặc biệt là sau khi mãn kinh hoặc sinh con
  • Do dùng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin và thuốc tránh thai

Co thắt âm đạo: Đây là tình trạng co thắt của các cơ sàn chậu khi có vật từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo và gây khó khăn, đau đớn khi quan hệ tình dục.

Phụ nữ bị co thắt âm đạo còn gặp khó khăn khi khám phụ khoa và đặt tampon.

Co thắt âm đạo có nhiều dạng khác nhau và các triệu chứng từ nhẹ đến nặng ở mỗi người cũng không giống nhau. Nguyên nhân gây co thắt âm đạo có thể là do yếu tố bệnh lý, yếu tố cảm xúc hoặc cả hai.

Tổn thương bộ phận sinh dục: Bất kỳ tổn thương nào ở bộ phận sinh dục cũng đều có thể gây đau đớn khi quan hệ, ví dụ như từng cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (female genital mutilation - FGM), phẫu thuật vùng chậu hoặc chấn thương do tai nạn.

Đau khi quan hệ cũng là hiện tượng phổ biến sau khi sinh con. Một số nghiên cứu cho thấy 45% phụ nữ sau sinh bị đau đớn khi quan hệ.

Viêm hoặc nhiễm trùng: Tình trạng viêm quanh âm đạo cũng gây ra tình trạng đau khi quan hệ. Ngoài ra, nhiễm trùng nấm men (viêm âm đạo do nấm), nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) cũng đều là những nguyên nhân gây đau mỗi khi thân mật.

Bệnh về da hoặc kích ứng: Phụ nữ có thể bị đau khi quan hệ do các bệnh về da như bệnh chàm, lichen phẳng, lichen xơ hóa hoặc các vấn đề về da khác ở vùng sinh dục.

Kích ứng hoặc dị ứng với quần áo, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm vệ sinh cá nhân cũng có thể là nguyên nhân gây đau.

Dị tật bẩm sinh: Một nguyên nhân ít gặp hơn gây đau khi quan hệ là dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục ví dụ như âm đạo kém phát triển hoặc màng trinh không bình thường (màng trinh che kín âm đạo).

Đau sâu bên trong

Nếu đau khi dương vật xâm nhập vào sâu bên trong hoặc đau đớn dữ dội hơn ở một số tư thế cụ thể thì có thể là do một bệnh lý hoặc phương pháp điều trị từng thực hiện trước đây, ví dụ như phẫu thuật vùng chậu, cắt tử cung và một số phương pháp điều trị ung thư.

Các bệnh lý gây đau khi quan hệ gồm có:

  • Viêm bàng quang: Tình trạng viêm nhiễm ở thành bàng quang, thường là do nhiễm vi khuẩn.
  • Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng xảy ra khi mô niêm mạc tử cung phát triển ở những bộ phận khác trong cơ thể.
  • U xơ tử cung: Hình thành các khối u lành tính ở thành tử cung.
  • Viêm bàng quang kẽ: Tình trạng viêm đau bàng quang mãn tính.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Một vấn đề rối loạn chức năng của đường tiêu hóa.
  • U nang buồng trứng: Hình thành u lành tính chứa dịch trong buồng trứng.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Viêm nhiễm các cơ quan sinh dục trong khoang chậu ở phụ nữ, thường là do nhiễm trùng.
  • Sa tử cung: Cấu trúc hỗ trợ tử cung bị suy yếu hoặc kéo giãn, khiến cho tử cung sa vào âm đạo

Yếu tố cảm xúc

Tâm lý, cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quan hệ tình dục. Một số yếu tố về cảm xúc có thể gây đau khi quan hệ gồm có:

  • Vấn đề tâm lý: Sự lo lắng, tâm lý tự ti về ngoại hình, sợ phải quan hệ hoặc các trở ngại về tâm lý trong mối quan hệ có thể làm giảm sự kích thích và dẫn đến cảm giác khó chịu, đau đớn.
  • Căng thẳng: Cơ sàn chậu thường siết chặt lại mỗi khi chúng ta ở trong tình huống căng thẳng và điều này có thể gây đau đớn, khó khăn mỗi khi quan hệ.
  • Ám ảnh tâm lý: Việc từng bị lạm dụng tình dục hay ép buộc quan hệ trước đây có thể để lại ám ảnh trong tâm lý và khiến cho phụ nữ thấy sợ hãi, dẫn đến cảm giác khó chịu trong những lần thân mật sau này. Ngoài ra, một lần quan hệ bị đau cũng sẽ làm cho phụ nữ thấy sợ và khó mà cảm thấy thoải mái, khiến cho những lần sau càng đau nhiều hơn và dẫn đến tâm lý né tránh tiếp xúc thân mật.

Khác với các nguyên nhân về thể chất, rất khó có thể xác định được liệu tình trạng đau đớn khi quan hệ có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về tâm lý, cảm xúc hay không. Đa phần, phụ nữ đều phải tự tìm ra vấn đề về tâm lý của mình và tìm cách vượt qua.

Ai có nguy cơ bị đau khi quan hệ?

Cả phụ nữ và nam giới đều có thể gặp vấn đề đau đớn mỗi khi thân mật nhưng tình trạng này phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới.

Theo thống kê, khoảng 75% phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị đau khi quan hệ, tuy nhiên, nguy cơ này tăng cao ở những người:

  • Uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây khô âm đạo
  • Bị viêm âm đạo do virus hoặc vi khuẩn
  • Đã mãn kinh

Trên thực tế, đây là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở phụ nữ mãn kinh.

Xác định nguyên nhân bằng cách nào?

Một số xét nghiệm sẽ giúp xác định và chẩn đoán nguyên nhân gây đau khi quan hệ. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng bước khai thác bệnh sử và những lần quan hệ tình dục trước đây. Một số câu hỏi mà bác sĩ có thể đưa ra gồm có:

  • Bạn cảm thấy đau khi nào và ở đâu?
  • Có bị đau ở một tư thế cụ thể nào không?
  • Có hoạt động nào khác cũng gây đau không?
  • Trước đây có từng mắc bệnh phụ khoa hay không?
  • Trước đây có từng bị ép buộc quan hệ không?

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu, đây là một bước phổ biến trong mọi quy trình khám phụ khoa. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ quan sát và dùng tay sờ nắn bên trong khoang chậu cũng như là cơ quan sinh dục ngoài để tìm các dấu hiệu:

  • Khô
  • Viêm hoặc nhiễm trùng
  • Vấn đề về cấu tạo
  • Mụn cóc sinh dục
  • Sẹo
  • Những u cục bất thường
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Những vùng mô bị tổn thương, nhạy cảm

Để kiểm tra bên trong thì sẽ cần dùng đến mỏ vịt - một thiết bị chuyên dụng để quan sát âm đạo trong quá trình xét nghiệm Pap. Bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông ấn nhẹ lên các vị trí khác nhau của âm đạo để xác định vị trí của cơn đau.

Sau khi thực hiện các biện pháp kiểm tra ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác như:

  • Siêu âm vùng chậu
  • Cấy dịch âm đạo để phát hiện vi khuẩn hoặc nhiễm trùng nấm men
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dị ứng

Điều trị bằng cách nào?

Để điều trị và hạn chế những cơn đau khi quan hệ bạn có thể lựa chọn theo những cách sau:

Dùng thuốc

Phương pháp điều trị tình trạng đau đớn khi quan hệ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu cơn đau là do nhiễm trùng hoặc một vấn đề phụ khoa thì có thể điều trị bằng:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc trị nấm
  • Corticosteroid tại chỗ hoặc dạng tiêm

Nếu một loại thuốc đang dùng có tác dụng phụ gây khô âm đạo thì cần đổi sang loại thuốc khác để cải thiện tình trạng và giảm đau đớn.

Ở nhiều phụ nữ, đau khi quan hệ là nồng độ estrogen thấp và lượng dịch tiết bôi trơn không đủ. Tình trạng này được điều trị bằng liệu pháp estrogen tại chỗ dạng viên đặt, vòng đặt âm đạo hoặc kem bôi. Những sản phẩm này giải phóng estrogen trực tiếp vào mô âm đạo.

Ngoài ra, phụ nữ có thể dùng thuốc ospemifene (Osphena) để cải thiện tình trạng đau rát do thiếu dịch bôi trơn. Thuốc này có tác động giống như estrogen lên các mô trong âm đạo nhưng lại không chứa estrogen nên không gây ra các tác hại lên mô vú. Thuốc này có tác dụng làm cho các mô âm đạo dày hơn và giảm nguy cơ tổn thương. Điều này giúp làm giảm mức độ đau rát khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ là gây bốc hỏa.

Thay đổi thói quen quan hệ

Tình trạng đau rát khi quan hệ có thể được cải thiện bằng cách:

  • Sử dụng chất bôi trơn gốc nước
  • Chỉ quan hệ khi cả hai đều thoải mái
  • Đi tiểu trước khi quan hệ
  • Tắm nước nóng trước khi quan hệ
  • Dành nhiều thời gian hơn cho màn dạo đầu (bằng cách mát-xa, hôn,…) để kích thích cơ thể tiết dịch bôi trơn tự nhiên
  • Chọn những tư thế thoải mái nhất và tránh những tư thế gây đau

Ngoài ra, hãy nói chuyện cởi mở với bạn trai hay chồng của mình về tình trạng đau đớn để cả hai cùng tìm cách khắc phục.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản và quan hệ an toàn

Vệ sinh vùng kín đúng cách, quan hệ tình dục an toàn và đi khám phụ khoa thường xuyên là những cách để ngăn ngừa nhiễm trùng hệ sinh dục, tiết niệu và góp phần ngăn ngừa đau khi quan hệ.

Bài tập Kegel

Phụ nữ, đặc biệt là những người bị co thắt âm đạo, nên tập bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu.

Cách thực hiện như sau: Siết chặt cơ sàn chậu giống như khi nhịn tiểu, giữ trong 10 giây, sau đó thả lỏng trong 10 giây. Lặp lại 10 lần và thực hiện như vậy 3 lượt mỗi ngày. Nên kết hợp cả kỹ thuật hít thở sâu trong khi tập.

Liệu pháp giải mẫn cảm

Đây là liệu pháp sử dụng một số kỹ thuật để thư giãn cơ sàn chậu và giảm đau đớn khi thân mật.

Liệu pháp tâm lý

Nếu quá khứ từng bị lạm dụng tình dục, chấn thương hoặc các ám ảnh tâm lý khác là nguyên nhân gây đau đớn khi quan hệ thì nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn tìm cách vượt qua.
Nếu bạn và bạn tình tránh thân mật vì sự đau đớn thì cả hai người có thể tham gia tư vấn cùng nhau để cùng khắc phục vấn đề.

Ngăn ngừa đau khi quan hệ

Không có cách cụ thể nào để phòng ngừa vấn đề đau rát khi quan hệ nhưng bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm khả năng bị đau:

  • Sau khi sinh con, nên chờ ít nhất 6 tuần mới quan hệ trở lại.
  • Sử dụng chất bôi trơn gốc nước nếu bị khô âm đạo
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách.
  • Khám phụ khoa định kỳ.
  • Ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác.
  • Dạo đầu đầy đủ trước quan hệ để kích thích tiết dịch bôi trơn âm đạo tự nhiên.

Với câu hỏi "Đau đớn khi quan hệ là do đâu?". Được chuyên gia giải đáp. Hy vọng giúp bạn đọc có được đáp án thỏa đáng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dùng Dầu Dừa Để Bôi Trơn Khi Quan Hệ Có An Toàn Không?
Dùng Dầu Dừa Để Bôi Trơn Khi Quan Hệ Có An Toàn Không?

Dùng dầu dừa bôi trơn khi quan hệ có an toàn không? Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gel bôi trơn đa dạng nhưng bạn có thể cân nhắc sử dụng dầu dừa nếu thích sản phẩm tự nhiên và không chứa hóa chất.

Nguyên Nhân Gây Đau Rát Khi Quan Hệ Tình Dục
Nguyên Nhân Gây Đau Rát Khi Quan Hệ Tình Dục

Nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ tình dục là gì. Khi bị đau rát, “chuyện ấy” sẽ không những không đem lại khoái cảm mà còn có thể trở thành cơn ác mộng với nhiều người.

Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?
Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?

Đau ở bụng dưới sau khi quan hệ là một vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy vấn đề này là do nguyên nhân nào gây nên?

Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?
Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?

Mặc dù các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung ở mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng có rất nhiều cách để giảm bớt các cơn đau.

Thủ Dâm Trước Khi Quan Hệ Tình Dục Có Ảnh Hưởng Đến Hiệu Suất?
Thủ Dâm Trước Khi Quan Hệ Tình Dục Có Ảnh Hưởng Đến Hiệu Suất?

Thủ dâm trước khi quan hệ tình dục có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay quá trình làm tình không?. Bởi nếu thủ dâm được thực hiện một cách lành mạnh và an toàn để tự khám phá cơ thể, nhu cầu của bản thân và hiểu rõ hơn về những vị trí nhạy cảm cũng như là cách để khơi gợi hưng phấn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây