Đặt stent phình động mạch chủ - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh lý động mạch chủ (ĐMC) rất đa dạng, trong đó tách thành động mạch chủ, phình động mạch chủ là bệnh lý hay gặp nhất. Phương pháp phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ nhân tạo điều trị bệnh lý động mạch chủ là một phẫu thuật lớn, triệt để, tuy nhiên, nguy cơ tử vong cao nhất là đoạn ĐMC xuống. Kỹ thuật đặt Stent Graft điều trị bệnh lý động mạch chủ là một thủ thuật ít xâm lấn hơn, nguy cơ tử vong thấp hơn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Phình động mạch chủ (ĐMC) ngực với đường kính trên 5,5 mm hoặc tiếntriển nhanh trên 5mm trong vòng 1 năm và/hoặc có biến chứng tách thành động mạch chủ.
- Tách thành động mạch chủ type B cấp (đường vào từ động mạch chủ xuống, trong vòng 2 tuần) có biến chứng bao gồm: vỡ động mạch chủ vào khoang màng phổi, khoang màng ngoài tim, thiếu máu các tạng, giãn lớn động mạch chủ, đau ngực không khống chế được hoặc tăng huyết áp nặng không khống chế được...
- Phình động mạch chủ bụng (AAA) dưới động mạch thận: đường kính >5,5 mm; hoặc tiến triển nhanh trên 5 mm/năm; hoặc có biến chứng gây tách thành, dọa vỡ...
- Giả phình (Pseudo Aneurysm) động mạch chủ sau chấn thương hay do nguyên nhân nhiễm khuẩn...
- Hình thái giải phẫu phù hợp cho việc đặt được stent graft: vị trí chỗ lành (vùng ĐMC chỗ tiếp giáp với vị trí tổn thương) phải đủ dài > 2 cm và ổn định, không bị tổn thương để có thể gắn đầu stent graft vào đó. Đối với động mạch chủ ngực, khoảng cách từ chỗ tổn thương đến sau chỗ xuất phát từ động mạch dưới đòn trái là trên 2cm. Đối với phình ĐMC bụng, cổ túi phình (tính từ điểm đầu của chỗ phình tới dưới xuất phát động mạch thận thấp nhất) > 1,5 cm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tách thành động mạch chủ (ĐMC) type A.
- Phình ĐMC lên.
- Bệnh lý ĐMC đoạn quai chưa được phẫu thuật gom các nhánh động mạch cảnh.
- Vùng bệnh lý quá gần các nhánh động mạch trọng yếu mà không có phương án khắc phục trước.
- Người bệnh có bệnh mạch máu làm cản trở đường vào (bệnh mạch đùi - chậu...).
- Nhiễm trùng chưa kiểm soát được.
- Bệnh lý rối loạn đông máu....
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 02 - 03 bác sỹ tim mạch can thiệp đã được đào tạo kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ.
- 01 bác sỹ phẫu thuật mạch máu (nếu có yêu cầu).
- 01 bác sỹ hoặc kỹ thuật viên gây mê.
- 02 điều dưỡng viên và 01 kỹ thuật viên phòng can thiệp tim mạch đã được đào tạo về kỹ thuật
2. Phương tiện
- Chuẩn bị bàn để dụng cụ: áo phẫu thuật, bộ bát vô khuẩn, găng, bơm kim tiêm các loại 5ml, 10 ml, 20 ml, gạc vô khuẩn...
- Dụng cụ tạo nhịp thất (điện cực, máy tạo nhịp) tạm thời.
- Dụng cụ thiết lập đường vào động mạch đùi, động mạch quay và tĩnh mạch đùi: 01 sheath mạch quay 6F; 02 sheath mạch đùi 6F; 01 bộ sheath mạch đùi 12F.
- Ống thông pigtail: 2 (một marker pigtail có đánh dấu; 01 pigtail thường)
- Guidewire siêu cứng 0,038” (super stiff wire): 01 - 02 chiếc
- Guidewire 0,035 hoặc 0,038” loại chẩn đoán: 3 cái, trong đó: 01 wire ngậm nước; 01 wire dài 150cm; 01 wire dài 260cm.
- Bộ Stent graft động mạch chủ, có kèm theo stent nối dài hay không tùy trường hợp.
- Bóng nong Stent graft động mạch chủ: 01
- Dụng cụ đóng động mạch sau can thiệp (Perclose): 02 - 04 bộ dụng cụ.
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý làm thủ thuật, ký vào bản cam kết làm thủ thuật.
- Kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch.
- Kiểm tra lại các tình trạng bệnh đi kèm, chức năng thận...
- Kiểm tra các rối loạn đông máu, dị ứng thuốc cản quang.
- Gây ngủ hoặc gây mê nội khí quản ở trẻ nhỏ, gây tê tại chỗ với trẻ lớn
4. Hồ sơ bệnh án
- Được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y Tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Tiến hành kỹ thuật
- Sát khuẩn các vị trí đường vào: động mạch đùi cả 2 bên, động mạch quay trái.
- Kỹ thuật tạo đường vào từ động mạch đùi để đưa stent graft lên:
- Mở đường vào động mạch đùi bằng phẫu thuật: Nếu đặt stent graft ĐMC ngực chỉ cần mở động mạch đùi 1 bên; nếu là đặt stent graft ĐMC bụng, cần mở đường vào động mạch đùi cả 2 bên. Được thực hiện bởi bác sỹ phẫu thuật mạch máu.
- Đóng mạch đùi bằng dụng cụ Perclose (dụng cụ khâu mạch không phải bộc lộ) thì sẽ rạch một vết nhỏ và đặt sẵn từ 2 -3 dụng cụ Perclose chờ cho mỗi vị trí đường vào mạch máu theo thủ thuật như trên. Sau khi hoàn tất quy trình đặt stent graft thì sẽ thắt chỉ của dụng cụ perclose để khâu lại.
- Chụp động mạch chủ: tùy vị trí tổn thương mà đưa pigtail đến vị trí xác định để chụp. Với ĐMC ngực thì đưa pigtail lên ĐMC lên và chụp động mạch chủ xác định vị trí tổn thương. Với ĐMC bụng, chỉ cần đưa pigtail lên ĐMC ngực chụp xác định vị trí tổn thương và 2 nhánh động mạch đùi.
- Sau chụp xong cần xác định vị trí: tách, phình, đo kích thước, xác định vị trí đường vào của tách thành hoặc khối giả phình; xác định các nhánh liên quan (động mạch nuôi não; động mạch nuôi các tạng; động mạch thận 2 bên; động mạch đùi 2 bên để tìm đường vào).
- Đưa wire siêu cứng tới gốc động mạch chủ.
- Đưa stent graft ở trạng thái đã được thu gọn trong ống thông (đường kính từ 16 - 26F) qua đường động mạch đùi đến vị trí ĐMC lành nhất trước chỗ bắt đầu tách/phình ĐMC cần can thiệp ít nhất 20 mm.
- Chụp bằng thuốc cản quang với một ống thông pigtail, để xác định chính xác vị trị đã đánh dấu của stent graft thỏa mãn vị trí cần đặt.
- Quy trình thả stent graft: đặt stent bằng cách rút dần vỏ ngoài của ống stent graft để stent tự nở và áp vào thành ĐMC. Để chính xác vị trí cần cố định, thường chỉ làm nở 2 đoạn đầu của stent graft (xoay mở dần), chụp kiểm tra chỉnhlại vị trí cho phù hợp, sau đó giải phóng toàn bộ stent.
- Chụp kiểm tra bằng thuốc cản quang, nếu có đoạn stent graft chưa nở hết hoặc còn rỏ rỉ bên thành, có thể dùng bóng nong cho nở sát thành.
- Tháo dụng cụ, khâu vị trí động mạch bộc lộ (ngoại khoa) hoặc thắt chỉ với dụng cụ perclose đã để chờ sẵn từ trước thủ thuật.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi trong thủ thuật: các chức năng sống còn; các biến chứng có thể xảy ra liên quan thủ thuật, gây mê, dị ứng thuốc cản quang, chảy máu... để xử trí kịp thời.
- Theo dõi sau thủ thuật:
- Theo dõi các chức năng sống còn sau đặt Stent Graft động mạch chủ.
- Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng sau đặt Stent Graft động mạch chủ như tai biến mạch não, tràn dịch màng ngoài tim, liệt tủy sống, vỡ động mạch chủ.
- Theo dõi vị trí đường vào tĩnh mạch, động mạch: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng, thông động tĩnh mạch...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Vỡ ĐMC gây tử vong cấp: cần chú ý cẩn trọng khi thao tác các thủ thuật, tránh thô bạo. Cần có bác sỹ ngoại khoa tim mạch khống chế.
- Stent graft chèn vào các nhánh động mạch trọng yếu nuôi não và các tạng: cần đo và xác định chính xác trước khi đặt stent.
- Di lệch stent graft: gây tắc các mạch trọng yếu thì cần phẫu thuật cấp.
- Liệt tủy sống: biến chứng gặp từ 1-3% số người bệnh được đặt stent graft ĐMC ngực, trên đoạn dài, thường xuất hiện sau 1-3 ngày. Nếu xảy ra cần dẫn lưu dịch não tủy, duy trì huyết áp cao, cho corticoid liều cao tối đa.
- Các biến chứng liên quan đến gây mê, dị ứng thuốc cản quang...
- Các biến chứng liên quan đến vị trí bộc lộ mạch và khâu mạch: chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng...
- Các biến chứng khác: sốt (hội chứng sau stent graft); nhiễm trùng...
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Cả đột quỵ và phình động mạch não đều là những trường hợp cần cấp cứu y tế và có thể xảy ra đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào nhưng hai tình trạng này có nhiều điểm khác biệt.
Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?
Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo và canxi, theo thời gian chúng sẽ làm hẹp động mạch và chặn dòng máu chảy qua.
Khi bị xơ vữa động mạch, không phải khi nào cũng cần dùng đến thuốc mà có thể lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên và viên uống bổ sung để kiểm soát tình trạng bệnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?
- 1 trả lời
- 4759 lượt xem
Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 17388 lượt xem
Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?
- 1 trả lời
- 1785 lượt xem
Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?
- 1 trả lời
- 3134 lượt xem
Em năm nay 25 tuổi, mang thai 37 tuần, đi khám, bs chẩn đoán chỉ số động mạch rốn cao (Um.a) S/D=3,3 RI=0.7, chỉ số động mạch nãm giữa (MCA): S/D=3,4 RI=0.71. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số như vậy thì có ảnh hưởng đến mẹ và bé không ạ?
- 1 trả lời
- 7557 lượt xem
Mang thai ở tuần 31,em vừa đi khám thai, mọi chỉ số đều bình thường, bs kết luận: Một thai sống ngôi đầu # 31 tuần. Theo lâm sàng, tăng kháng trở động mạch rốn. Em muốn hỏi, kết luận trên là thế nào ạ?