1

Đặt stent ống động mạch - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Can thiệp đặt stent ống động mạch được áp dụng mang tính chất tạm thời đối với các tình trạng bệnh lý sau

  •  Tim bẩm sinh có tím: dòng máu cung cấp cho phổi phụ thuộc ống động mạch (ví dụ teo van động mạch phổi, teo van 3 lá ....) và ống động mạch bị hẹp.
  •  Tim bẩm sinh trong đó tưới máu tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch (gián đoạn cung động mạch chủ, hội chứng thiểu sản tim trái) và ống động mạch bị hẹp.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Tim bẩm sinh có tím: tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch, ống động mạch hẹp, độ bão hòa oxy dưới 70%.
  •  Tim bẩm sinh có tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch, ống động mạch bị hẹp gây thiếu máu dẫn đến tình trạng toan hóa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Rối loạn đông, cầm máu.
  •  Dị ứng thuốc cản quang.
  •  Người bệnh hoặc gia đình từ chối thủ thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • 02 bác sĩ và 02 kỹ thuật viên phòng chuyên ngành tim mạch can thiệp

2. Phương tiện

- Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay, toan vô khuẩn.

- Gạc vô khuẩn; bơm 5ml, 10ml, 20ml; dụng cụ ba chạc

- Chuẩn bị bộ dụng cụ mở đường vào:

  •  Sheath động mạch 4F hoặc 5F (tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch).
  •  Sheath tĩnh mạch 5F, 6F và sheath động mạch 4F, 5F (tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch).
  •  Kim chọc mạch, thuốc gây tê tại chỗ (Lidocain hoặc Novocain).

- Dây dẫn Terumo 0,035 inche, ống thông MP, ống thông pigtail, guide wire mạch vành, guiding catheter JR.

- Bơm áp lực.

- Stent các cỡ.

- Thuốc cản quang, máy chụp buồng tim.

- Các phương tiện cấp cứu: oxy mask, bóng, nội khí quản, máy sốc điện, máy tạo nhịp tạm thời,...

3. Người bệnh

  •  Bố mẹ được giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý làm thủ thuật và ký vào bản cam kết làm thủ thuật.
  •  Kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch.
  •  Tiền sử xuất huyết tiêu hóa, các bệnh rối loạn đông máu, dị ứng các thuốc cản quang...
  •  Gây ngủ hoặc gây mê nội khí quản ở trẻ nhỏ

4. Hồ sơ bệnh án: được hoàn thiện đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BỨỚC TIẾN HÀNH

1. Mở đường vào mạch máu

  •  Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu
  •  Đường động mạch đùi (thường bên phải) trong trường hợp tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch.
  •  Tĩnh mạch đùi (thường bên phải) và động mạch đùi (nếu có thể) trong trường hợp tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch.

2. Tiêm heparin cho người bệnh

  •  Trước khi đưa dụng cụ can thiệp phải cho người bệnh dùng heparin. Liều heparin là 70-100 đơn vị/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch.
  •  Khi thủ thuật kéo dài, kiểm tra thời gian đông máu hoạt hoá (ACT). Mục tiêu là ACT từ 250-350 giây. Nếu ACT thấp phải bổ sung liều heparin.
  •  Xác định kích thước và giải phẫu ống động mạch.
  •  Chụp động mạch chủ (trường hợp tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch) hoặc chụp động mạch phổi (trường hợp tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch) xác định mức độ hẹp, giải phẫu và kích thước ống động mạch.

3. Tiến hành đặt stent ống động mạch

3.1. Trường hợp tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch

  •  Dùng guiding catheter JR (có đục lỗ bên) đưa sát miệng ống động mạch.
  •  Lái wire terumo qua ống động mạch vào nhánh động mạch phổi. Trường hợp ống động mạch hẹp quá khít có thể dùng wire mạch vành lái qua.
  •  Nong chỗ hẹp bằng bóng với kích thước và áp lực tăng dần, giới hạn kích thước bóng dựa vào kích thước của phần ống tham chiếu không bị hẹp.
  •  Chụp lại sau nong bằng bóng để xác định kích thước và độ dài của stent.
  •  Tiến hành đặt stent ống động mạch: Đưa stent trượt trên guide wire lên vị trí của ống động mạch, chụp kiểm tra, khi stent đúng vị trí, tiến hành nong bóng để stent nở áp sát vào ống động mạch, có thể tiến hành nong lại để stent nở hoàn toàn.
  •  Chụp kiểm tra sau đặt stent và đánh giá độ bão hòa oxy sau thủ thuật.
  •  Rút hệ thống ống thông, que thả, khâu cầm máu vết chọc mạch, băng ép.

3.2. Trường hợp tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch

  •  Dùng ống thông MP thông tim phải đi lên động mạch phổi.
  •  Đưa guide wire terumo vào ống thông lái qua ống động mạch vào động mạch chủ xuống. Trường hợp ống động mạch hẹp quá khít có thể dùng wire mạch vành lái qua. Đo áp lực của động mạch chủ phía sau ống trước khi nong bóng.
  •  Thay ống thông MP bằng ống thông dẫn đường có kích thước lớn hơn.
  •  Nong chỗ hẹp bằng bóng với kích thước và áp lực tăng dần, giới hạn kích thước bóng dựa vào kích thước của phần ống tham chiếu không bị hẹp.
  •  Chụp lại sau nong bằng bóng để xác định kích thước và độ dài của stent.
  •  Tiến hành đặt stent ống động mạch: Đưa stent trượt trên guide wire lên vị trí của ống động mạch, chụp kiểm tra, khi stent đúng vị trí, tiến hành nong bóng để stent nở áp sát vào ống động mạch, có thể tiến hành nong lại để stent nở hoàn toàn.
  •  Chụp kiểm tra sau đặt stent và đánh giá áp lực của động mạch chủ xuống sau thủ thuật.
  •  Rút hệ thống ống thông, que thả, khâu cầm máu vết chọc mạch, băng ép.

VI. THEO DÕI

Chăm sóc và theo dõi mỗi nửa giờ một lần các dấu hiệu sinh tồn, vùng đùi bên chọc nhằm phát hiện chảy máu hoặc sự hình thành khối máu tụ.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tràn máu màng tim do thủng tim

  •  Biểu hiện bằng hội chứng ép tim cấp và thiếu máu cấp.
  •  Xử trí: chọc dẫn lưu dịch màng tim cấp cứu, truyền dịch, truyền máu đảm bảo khối lượng tuần hoàn, liên hệ ngoại khoa phẫu thuật khâu lỗ thủng.

2. Co thắt ống động mạch

  •  Là biến chứng đặc biệt nguy hiểm, biểu hiện suy hô hấp và suy tuần hoàn rất nhanh.
  •  Xử trí: Dùng thuốc giãn mạch (nitrat...), chuyển phẫu thuật cấp cứu.
  •  Đề phòng: Thao tác đưa ống thông, dụng cụ phải rất nhẹ nhàng.

3. Tắc stent

  •  Đề phòng: dùng thuốc chống đông đầy đủ.
  •  Xử trí: can thiệp nong, hút huyết khối trong stent.

4. Biến chứng khác: tắc mạch, shock phản vệ, nhiễm trùng...

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đặt stent động mạch vành - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Đặt stent động mạch thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Đặt stent hẹp eo động mạch chủ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Đặt stent phình động mạch chủ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?

Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo và canxi, theo thời gian chúng sẽ làm hẹp động mạch và chặn dòng máu chảy qua.

6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch
6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch

Khi bị xơ vữa động mạch, không phải khi nào cũng cần dùng đến thuốc mà có thể lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên và viên uống bổ sung để kiểm soát tình trạng bệnh.

Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch
Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4391 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  15937 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1542 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Chỉ số động mạch rốn cao, có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2800 lượt xem

Em năm nay 25 tuổi, mang thai 37 tuần, đi khám, bs chẩn đoán chỉ số động mạch rốn cao (Um.a) S/D=3,3 RI=0.7, chỉ số động mạch nãm giữa (MCA): S/D=3,4 RI=0.71. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số như vậy thì có ảnh hưởng đến mẹ và bé không ạ?

Tăng kháng trở động mạch rốn là thế nào?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  6836 lượt xem

Mang thai ở tuần 31,em vừa đi khám thai, mọi chỉ số đều bình thường, bs kết luận: Một thai sống ngôi đầu # 31 tuần. Theo lâm sàng, tăng kháng trở động mạch rốn. Em muốn hỏi, kết luận trên là thế nào ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây