Có nên uống bổ sung vitamin A khi cho con bú không?
Vitamin A là gì và có vai trò thế nào đối với cơ thể?
Nhiều người nghĩ rằng vitamin A chỉ là một chất đơn lẻ nhưng thực ra vitamin A là một nhóm các hợp chất tan trong chất béo.
Có hai dạng vitamin A: một dạng có chủ yếu trong các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật và một dạng có trong các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Để cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng thì cả hai dạng đều phải được chuyển đổi thành retinol và axit retinoic.
Khi vào trong cơ thể, phần lớn lượng vitamin A được dự trữ trong gan cho đến khi được phân hủy và đi vào máu.
Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với:
- Thị lực
- Chức năng của các cơ quan nội tạng
- Hệ miễn dịch
- Chức năng sinh sản
Vai trò của vitamin A đối với trẻ sơ sinh
Vitamin A là chất dinh dưỡng cần thiết để có thị lực tốt, thúc đẩy sự tăng trưởng và tăng cường khả năng miễn dịch. Giống như ở người lớn, vitamin A cũng mang lại những lợi ích này cho trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn đầu đời, cơ thể trẻ chỉ có một lượng vitamin A dự trữ tối thiểu nhưng lại cần rất nhiều vitamin A để phát triển thị lực, đáp ứng sự tăng trưởng phát triển nhanh chóng và hình thành hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bổ sung vitamin A qua sữa mẹ (hoặc sữa công thức) là điều cần thiết cho sự tăng trưởng quan trọng diễn ra trong những tháng đầu sau sinh. Bổ sung đủ vitamin A cũng sẽ cung cấp cho trẻ lượng vitamin A dự trữ cần thiết trong gan trong giai đoạn cai sữa.
Thiếu hụt vitamin A có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho trẻ:
- Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
- Không đủ vitamin A làm tăng nguy cơ tử vong hoặc tăng nguy cơ xảy ra các triệu chứng nghiêm trọng khi bị các bệnh như tiêu chảy hoặc bệnh sởi.
- Thiếu vitamin A khiến cho vết thương lâu lành và điều này có thể dẫn đến một số vấn đề như nhiễm trùng.
Lượng vitamin A trong sữa mẹ ở từng giai đoạn
Hàm lượng retinol (một dạng vitamin A) ở mức cao nhất trong sữa non (hay còn gọi là sữa đầu) - loại sữa mà cơ thể người mẹ tạo ra trong những tháng cuối của thai kỳ và được tiết ra trong vài ngày đầu sau sinh. Lượng retinol trong sữa giảm trong 1 - 2 tuần tiếp theo và sau đó ở mức ổn định trong sữa trưởng thành.
Trung bình, có 800 đến 1.400 microgam/lít (mcg/L) vitamin A trong sữa non và 400 đến 800 mcg/L trong sữa trưởng thành. (1) Hàm lượng vitamin A ở mức cao nhất trong sữa cuối (sữa được tiết ra ở cuối cữ bú).
Mặc dù lượng vitamin A chính xác trong sữa mẹ ở mỗi người là khác nhau nhưng khi trẻ sinh đủ tháng thì hàm lượng vitamin A trong sữa sẽ cao hơn so với các trường hợp sinh thiếu tháng. Tương tự, những phụ nữ đã từng sinh con trước đây thường có nhiều vitamin A trong sữa hơn so với những người sinh lần đầu.
Chưa có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy lượng retinol trong sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm vú (viêm tuyến sữa) hay tuổi tác. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin A dễ bị sụt giảm dưới tác động của ánh sáng mặt trời nên không được để sữa mẹ sau khi vắt tiếp xúc trực tiếp với nắng.
Có nên uống bổ sung vitamin A khi đang cho con bú không?
Thông thường thì không cần phải dùng viên uống bổ sung vitamin A riêng biệt trong thời gian cho con bú. Ở hầu hết mọi người, chỉ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và tiếp tục uống vitamin tổng hợp dành cho bà bầu là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin A.
Nếu như không có đủ lượng vitamin A dự trữ trong gan và chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ vitamin A thì sẽ cần uống bổ sung để đảm bảo lượng vitamin A trong sữa mẹ. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra.
Nếu nghĩ rằng mình bị thiếu hụt vitamin A (hoặc bất kỳ loại vitamin nào) thì nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống bổ sung. Có thể sẽ cần làm xét nghiệm đo nồng độ vitamin để xem có thực sự cần thiết phải bổ sung hay không và nếu có thì bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng phù hợp.
Nếu mẹ uống vitamin A thì có gây hại gì cho trẻ không?
Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A có thể tích tụ trong sữa mẹ và lượng vitamin A quá lớn có thể gây hại cho em bé. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú không uống nhiều vitamin A trừ khi bác sĩ chẩn đoán bị thiếu hụt nghiêm trọng và chỉ định bổ sung.
Khi có quá nhiều vitamin A đi vào cơ thể trẻ thì sẽ gây ra các vấn đề như:
- Mềm xương sọ
- Mắt lồi
- Trẻ tăng trưởng chậm, không tăng cân
Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin A mỗi ngày?
Các chuyên gia dinh dưỡng phụ nữ đang cho con bú nên tiêu thụ 1.200 đến 1.300 mcg vitamin A trong chế độ ăn uống mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi. (2) Chỉ khi chế độ ăn không cung cấp đủ lượng vitamin A này thì mới cần cân nhắc đến việc dùng viên uống bổ sung.
Khuyến nghị về lượng vitamin A nên tiêu thụ khi không mang thai hoặc không cho con bú là 700 mcg. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tiêu thụ 750 - 770 mcg vitamin A trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tác hại khi bổ sung quá nhiều vitamin A
Việc bổ sung quá nhiều vitamin A không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đến trẻ sơ sinh mà chính bản thân người mẹ cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ.
Quá nhiều vitamin A ở người lớn có thể gây ra:
- Đau nhức xương
- Vấn đề về thị lực
- Các vấn đề trên da như phát ban, bong tróc, nứt nẻ, vàng da…
- Đau đầu
- Buồn nôn và nôn mửa
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
- Rụng tóc
Nồng độ vitamin A trong máu ở mức cao trong thời gian dài có thể dẫn đến:
- Tổn hại gan
- Áp lực lên não bộ
- Loãng xương
- Tổn hại thận
- Tích tụ canxi
Mặc dù giảm lượng vitamin A tiêu thụ có thể cải thiện các vấn đề này nhưng vẫn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.
Có thể dùng vitamin A (retinol) tại chỗ khi cho con bú không?
Khi được bôi ngoài da, lượng vitamin A đi vào cơ thể sẽ ít hơn so với khi bổ sung qua đường uống. Do đó, về lý thuyết thì vẫn có thể dùng các sản phẩm bôi da có chứa vitamin A (retinol) khi cho con bú, chỉ cần không sử dụng ở vùng ngực để tránh miệng của bé tiếp xúc với vùng da đã bôi kem.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì tốt nhất là ngừng dùng các sản phẩm bôi da có chứa retinol trong thời gian mang thai và cho con bú. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có thành phần retinol đều phải đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và hỏi ý kiến bác sĩ.
Tóm tắt bài viết
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ và sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh được cung cấp vitamin A từ sữa mẹ và do đó, người mẹ cần bổ sung đủ vitamin A mỗi ngày để vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân và vừa cung cấp lượng vitamin cần thiết cho con. Tuy nhiên, chỉ cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A là đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày chứ không cần thiết phải dùng viên uống bổ sung, trừ khi bị thiếu hụt và được bác sĩ chỉ định. Việc uống quá nhiều vitamin A sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chế độ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú thì đừng ngần ngại nói với bác sĩ để được tư vấn.
Sở dĩ các mẹ bầu cần uống vitamin tổng hợp là vì nhu cầu của cơ thể đối với một số chất dinh dưỡng và vitamin tăng lên trong thời gian mang thai. Vậy nếu không mang thai thì có nên uống vitamin cho bà bầu không?
Nhiều người cho rằng uống bổ sung chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, việc uống bổ sung chất chống oxy hó liều cao có thể gây ra tác dụng ngược lại.
Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác đã được nghiên cứu về khả năng ngăn ngừa một số bệnh nhưng vitamin E có thật sự có những công dụng này hay không?
Vitamin B có trong nhiều loại thực phẩm nên miễn là có chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng thì nguy cơ thiếu hụt là rất thấp. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nhu cầu vitamin B cao hơn bình thường và dễ bị thiếu hụt hơn. Trong những trường hợp này, việc uống bổ sung là điều cần thiết.
Metformin có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 - một loại vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của não bộ nói riêng và hệ thần kinh nói chung.
- 0 trả lời
- 687 lượt xem
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ