1

Có nên dùng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da không?

Dầu dừa chứa nhiều axit béo và có đặc tính cấp ẩm rất tốt. Vậy có thể sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da không?
Có nên dùng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da không? Có nên dùng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da không?

Theo Purvisha Patel – một bác sĩ da liễu có chứng chỉ chứng nhận và người sáng lập ra Hiệp hội Da liễu và Ung thư da tại nhiều bang của Mỹ, mặc dù dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm cho da nhưng không nên dùng dầu dừa để thay thế hoàn toàn cho bước dưỡng ẩm trong quy trình chăm sóc da.

Bà giải thích: “Dầu dừa là một chất khóa ẩm, có nghĩa là giữ cho hơi nước không bị thoát khỏi và da và nhờ đó giúp duy trì độ ẩm cho da. Vì thế nên dầu dừa có công dụng như một loại kem dưỡng ẩm nhưng tốt nhất nên sử dụng dầu dừa sau khi đã bôi kem dưỡng hoặc thoa dầu khi da vẫn còn ẩm.”

Dưới đây là những ưu, nhược điểm của việc sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da, các thành phần trong dầu dừa và cách sử dụng.

Dầu dừa có những lợi ích gì cho da?

Việc sử dụng dầu dừa trên da mang lại các lợi ích như:

  • Ngăn chặn sự thoát hơi ẩm
  • Chứa nhiều axit béo tốt cho da
  • Giảm viêm
  • Cải thiện độ đàn hồi
  • Giảm ngứa
  • Làm giảm triệu chứng của các vấn đề về da như chàm, viêm da và khô da
  • Giữ ẩm cho da

Mặc dù giữ gìn vệ sinh tốt là điều rất quan trọng nhưng việc rửa tay thường xuyên, sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, rửa mặt hay tắm quá nhiều sẽ gây tổn hại đến lớp sừng. Lớp sừng là lớp ngoài cùng của da, có tác dụng giữ hơi ẩm lại bên trong da và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một nghiên cứu cho thấy nếu lớp sừng liên tục bị tổn hại thì da có thể sẽ bị viêm, dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc viêm da mãn tính theo thời gian. (1)

Các sản phẩm dưỡng da có tác dụng cấp ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này. Và bác sĩ da liễu có chứng nhận Beth Goldstein cho biết dầu dừa là một trong những thành phần giúp giữ ẩm tốt cho da.

Tăng độ đàn hồi và độ ẩm

Theo một đánh giá tài liệu vào năm 2020, dầu dừa nguyên chất (virgin coconut oil) có chứa các hạt lipid rắn giúp tăng độ ẩm cho da lên 24,8% và độ đàn hồi của da lên 2,6% trong vòng 28 ngày so với sữa dưỡng thể không chứa dầu dừa. (2)

Các nghiên cứu lâm sàng trong bản đánh giá này đã cho thấy rằng dầu dừa nguyên chất có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả và an toàn, có thể cải thiện quá trình hydrat hóa (cấp ẩm) da và đẩy nhanh quá trình phục hồi da.

Dầu dừa chứa nhiều axit béo

Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe tổng thể, dầu dừa còn chứa nhiều axit béo cần thiết cho da.

Dầu dừa có chứa nhiều loại chất béo bão hòa, chất béo chuỗi ngắn và chất béo chuỗi trung bình, trong đó có axit lauric.

Theo một nghiên cứu vào năm 2019, các chất béo chuỗi trung bình trong dầu dừa góp phần giúp cải thiện độ đàn hồi và mềm mại của da. (3)

Axit lauric đặc biệt được biết đến với những tác động tích cực đến sức khỏe của làn da. Một nghiên cứu vào năm 2018 tiết lộ rằng monolaurin có nguồn gốc từ axit lauric có cả đặc tính kháng virus và đặc tính kháng nấm. (4)

Bác sĩ Goldstein cho biết: “Dầu dừa có thể chữa lành các vết nứt và làm giảm tình trạng mất nước ở lớp trên cùng của da bằng cách cung cấp các axit béo thiết yếu. Những axit béo này có tác dụng cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, nhờ đó làm cho da mềm mại và căng mịn.”

Theo một nghiên cứu vào năm 2009, do có đặc tính kháng khuẩn nên axit lauric còn giúp làm giảm mụn trứng cá. (5)

Axit linoleic là một loại axit béo khác có trong dầu dừa. Nhưng không giống như axit lauric, axit linoleic lại có tác dụng ngăn sự mất ẩm trong da.

Dầu dừa có chứa các chất béo chuỗi trung bình như axit linoleic và những thành phần này giúp giữ hơi nước bên trong da.

Giảm viêm do một số vấn đề về da

Vì không chứa các chất phụ gia hay hóa chất gây hại nên dầu dừa nguyên chất có thể giúp giảm viêm do một số bệnh về da như bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa.

Cụ thể, dầu dừa có khả năng thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng, giúp cải thiện độ đàn hồi của da và giảm ngứa – một triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa.

Một nghiên cứu vào năm 2018 cũng đã chứng minh lợi ích của dầu dừa trong việc làm lành vết thương nhờ tác dụng hỗ trợ các quá trình diễn ra trong da như:

  • Sự hình thành mạch máu
  • Phát triển mô liên kết
  • Tổng hợp collagen
  • Tái tạo collagen

Collagen đóng vai trò quan trọng đối với độ đàn hồi của da.

Theo một nghiên cứu vào năm 2019, đặc tính làm mềm da của dầu dừa còn có tác động tích cực đến bệnh viêm da và tình trạng khô da.

Nên lựa chọn loại dầu dừa nào?

Dù sử dụng cho mục đích nào thì cũng nên chọn mua những sản phẩm dầu dừa chỉ có thành phần duy nhất là dầu dừa mà không có thêm bất kỳ thành phần nào khác. Nên lựa chọn những sản phẩm dầu dừa ép lạnh (cold-pressed), ép cơ học (expeller-pressed), dầu dừa hữu cơ (organic), dầu dừa nguyên chất (virgin coconut oil) hay dầu dừa siêu nguyên chất (extra virgin coconut oil).

Bác sĩ Patel đưa ra lời khuyên rằng khi cần sử dụng dầu dừa để dưỡng da và tóc thì tốt nhất nên chọn các sản phẩm hữu cơ và không qua quá trình hydro hóa (nonhydrogenated).

Bà cho biết: “Dầu dừa hữu cơ, tự nhiên và không qua hydro hóa là những loại dầu dừa có chất lượng tốt nhất. Nếu có thể thì nên tìm mua những sản phẩm được ép lạnh hay ép cơ học vì những loại dầu này giữ được độ tinh khiết tối đa và không chứa hóa chất.”

Những người bị dị ứng hoặc có làn da quá nhạy cảm nên thận trọng với các sản phẩm có chứa chất phụ gia. Những chất này có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng da.

Dầu dừa ép lạnh

Bác sĩ Goldstein cho biết nếu như bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng viêm trên da thì nên tìm các mua dầu dừa ép lạnh vì loại dầu này giúp duy trì tính toàn vẹn của da.

“Dầu dừa ép lạnh, khi được sử dụng cùng với các thành phần khác, sẽ giúp cấp ẩm rất hiệu quả cho da. Điều này giúp làn da trở nên mịn màng và đàn hồi, ngoài ra còn giảm viêm do bệnh viêm da cơ địa. Dầu dừa còn giúp giảm ngứa và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.”

Sản phẩm dưỡng da có chứa dầu dừa

Dầu dừa được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da để tạo kết cấu mịn và giúp cho việc tán đều được dễ dàng hơn.

Có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa chiết xuất từ ​​dầu dừa thay vì dầu dừa nguyên chất, đặc biệt là những người có làn da dầu hoặc dễ nổi mụn trứng cá.

Cách dưỡng ẩm da bằng dầu dừa

Các bước sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da:

  • Sau khi tắm, dùng khăn thấm nhẹ lên da cho đến khi da không còn ướt.
  • Cho một lượng nhỏ dầu dừa vào lòng bàn tay và xoa hai tay với nhau để làm ấm dầu.
  • Thoa một lớp dầu mỏng lên da theo chuyển động tròn.
  • Không thoa lên mặt, ngực, lưng và những vùng da dễ bị mụn trứng cá khác.
  • Không thoa dầu dừa lên những vùng có nhiều lông.
  • Thoa thêm dầu nếu cần thiết.

Hoặc bạn cũng có thể dùng dầu dừa làm dầu mát-xa. Lấy một lượng dầu nhiều hơn so với khi dùng để dưỡng ẩm, mát-xa đều trên da và sau đó rửa sạch lượng dầu thừa.

Vì nhu cầu dưỡng ẩm ở mỗi người là khác nhau nên lượng dầu dừa cần sử dụng sẽ không giống nhau.

Những người có da khô hay mắc các vấn đề về da khác như viêm da cơ địa sẽ cần thoa nhiều dầu hơn so với những người có da bình thường. Ngoài ra, lượng dầu còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì vào mùa đông, không khí thường hanh khô nên ngay cả những người có da thường cũng có thể gặp phải tình trạng da khô, bong tróc và cần sử dụng nhiều dầu dừa hơn bình thường.

Bác sĩ Goldstein cho biết rằng để dầu dừa phát huy công dụng tối đa thì nên thoa dầu lên da ngay sau khi tắm, khi da vẫn còn hơi ẩm. Điều này sẽ giúp giữ hơi ẩm ở trong lớp sừng, tạo cảm giác mềm mại và ẩm mượt khi chạm lên da.

Mặc dù dầu dừa có thể tăng cường độ ẩm tức thì cho bàn tay, đầu gối và cánh tay nhưng bác sĩ Goldstein khuyến cáo không nên sử dụng dầu dừa trên một số bộ phận của cơ thể như mặt, ngực hoặc vùng lưng vì đây là những vùng dễ bị nổi mụn trứng cá.

Ngoài ra cũng không nên sử dụng quá nhiều dầu dừa trên những vùng có nhiều lông vì dầu dừa có kết cấu đặc và có thể gây bết dính.

Có nên dùng dầu dừa thay cho kem chống nắng không?

Không nên sử dụng dầu dừa thay cho kem chống nắng. Tác dụng chống nắng của loại dầu này quá yếu, không đủ đáp ứng mức chỉ số chống nắng tối thiểu mà FDA khuyến nghị, đó là 15.

Theo Học viện Da liễu Mỹ (American Academy of Dermatology), kem chống nắng phải có chỉ số SPF từ 30 trở lên mới đủ để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh mặt trời. Vì vậy nên không thể thay kem chống nắng bằng bất kỳ loại dầu tự nhiên nào.

Tuy nhiên, dầu dừa có thể cung cấp độ ẩm và chất dinh dưỡng để phục hồi làn da sau khi tiếp xúc với nắng.

Tác hại của việc dưỡng da bằng dầu dừa

Việc dưỡng da bằng dầu dừa có thể gây ra một số tác hại như:

  • Gây bít tắc lỗ chân lông bị bít
  • Nổi mụn trứng cá
  • Tắc nghẽn nang lông
  • Tăng nguy cơ viêm nang lông – một dạng nhiễm trùng da
  • Có thể gây dị ứng

Dầu dừa an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với các loại hạt như óc chó cần phải thận trọng khi sử dầu dừa. Luôn phải bôi thử một lượng dầu nhỏ lên da cánh tay để thử phản ứng trước khi dùng trên một vùng da rộng.

Mặc dù dầu dừa là thành phần có trong một số sản phẩm trị mụn nhưng bác sĩ Patel cho biết loại dầu này có thể gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến hình thành mụn trứng cá.

Trên thực tế, dầu dừa còn được xếp vào nhóm thành phần gây bít tắc lỗ chân lông (comedogenic).

Bác sĩ Goldstein giải thích rằng sự tắc nghẽn các lỗ chân lông tạo ra môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi, phát triển của các loại vi khuẩn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nang lông hay viêm nang lông. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở những khu vực thường xuyên bị cọ xát, chẳng hạn như đùi.

Các loại dầu dưỡng ẩm da khác

Ngòai dầu dừa còn có rất nhiều loại dầu khác cũng có tác dụng dưỡng ẩm cho da, gồm có:

  • Dầu ô liu
  • Dầu hướng dương
  • Dầu jojoba
  • Dầu hạnh nhân
  • Dầu mè
  • Dầu argan
  • Dầu ô liu

Một trong những loại dầu rất nổi tiếng trong cả nấu ăn và làm đẹp là dầu ô liu siêu nguyên chất (extra-virgin olive oil). Loại dầu này rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe của làn da.

Dầu ô liu chứa các hợp chất phenolic - những chất chống oxy hóa có lợi cho da. Khi thoa lên da, những hợp chất này có đặc tính chống viêm và giúp làm giảm tổn thương do oxy hóa.

Dầu hướng dương

Dầu hướng dương cũng là một loại dầu tự nhiên tốt cho da. Một đánh giá nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy rằng dầu hướng dương chứa hàm lượng axit linoleic cao hơn dầu ô liu. Đánh giá này phát hiện thấy rằng dầu hướng dương có tác dụng dưỡng ẩm rất hiệu quả cho da người lớn mà không gây kích ứng.

Dầu jojoba

Dầu jojoba có đặc tính dưỡng ẩm. Lọi dầu này chứa một lượng lớn các este sáp (axit béo và cồn béo hay fatty alcohol) có thể làm dịu da và điều trị các vấn đề do hàng rào bảo vệ da bị tổn hại, gồm có viêm da tiết bã và mụn trứng cá.

Tóm tắt bài viết

Dầu dừa có các đặc tính giúp bảo vệ và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Mặc dù dầu dừa có tác dụng giữ ẩm tốt cho da nhưng ở một số loại da, dầu dừa lại gây nhờn và bít tắc lỗ chân lông khi sử dụng trên mặt.

Tốt nhất chỉ nên sử dụng loại dầu này trên những vùng da khô trên cơ thể, những vùng không có quá nhiều lông và chỉ nên thoa lượng dầu vừa đủ. Việc sử dụng quá nhiều dầu dừa trên mặt hoặc chân có thể gây nổi mụn trứng cá và viêm nang lông.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dầu ô liu có tác dụng kích thích mọc tóc không?
Dầu ô liu có tác dụng kích thích mọc tóc không?

Dầu ô liu rất giàu axit béo và chất chống oxy hóa. Dầu ô liu còn chứa một số chất đặc biệt mà những loài thực vật khác không có và trong đó có những chất có lợi cho tóc. Đó là lý do tại sao từ lâu dầu ô liu đã được sử dụng để chăm sóc tóc. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy dầu ô liu có tác dụng làm dịu da đầu, củng cố nang tóc và kích thích mọc tóc.

Có nên dùng dầu ô liu để trị viêm da cơ địa không?
Có nên dùng dầu ô liu để trị viêm da cơ địa không?

Nhiều loại dầu khác nhau, trong đó có cả dầu ô liu, đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da, nhờ đó giúp điều trị viêm da cơ địa.

Dưỡng dài lông mi bằng dầu dừa có hiệu quả không?
Dưỡng dài lông mi bằng dầu dừa có hiệu quả không?

Nhờ có nhiều lợi ích đã được chứng minh nên dầu dừa được sử dụng làm nguyên liệu chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Dầu dừa có nhiều tác dụng, từ dưỡng ẩm, bảo vệ da và tóc cho đến đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, không ít tác dụng trong số đó có lợi cho lông mi.

Dầu dừa có tác dụng làm rậm lông mày không?
Dầu dừa có tác dụng làm rậm lông mày không?

Khi được sử dụng làm thực phẩm, dầu dừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như cung cấp năng lượng, thúc đẩy giảm mỡ, tăng cholesterol tốt và kiểm soát đường huyết. Và khi được sử dụng tại chỗ, dầu dừa cũng có nhiều tác dụng đối với da, tóc và cả lông mày.

Dầu dừa có tác dụng trị sẹo không?
Dầu dừa có tác dụng trị sẹo không?

Dầu dừa không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn lành mạnh mà còn được dùng rộng rãi trong làm đẹp vì đặc tính dưỡng ẩm của loại dầu này rất tốt cho tóc và da. Một số thành phần hoạt tính trong dầu dừa thậm chí còn được cho là giúp trị sẹo. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa nhưng các bằng chứng cho đến thời điểm hiện tại đều rất hứa hẹn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây