1

Có cần xét nghiệm Pap định kỳ sau mãn kinh không?

Xét nghiệm Pap, hay còn được gọi là phết tế bào cổ tử cung, vẫn là một phần cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe sau mãn kinh.
Có cần xét nghiệm Pap định kỳ sau mãn kinh không? Có cần xét nghiệm Pap định kỳ sau mãn kinh không?

Xét nghiệm Pap giúp theo dõi tình trạng của cổ tử cung. Nếu phát hiện sự phát triển tế bào bất thường thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Hầu hết (không phải tất cả) các loại ung thư cổ tử cung là do HPV (human papillomavirus) hay papillomavirus gây ra. HPV có thể tồn tại trong cơ thể nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi bị phát hiện.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung ngay sau khi bị nhiễm virus và điều này có thể xảy ra sau khi đã mãn kinh.

Những ai cần tiếp tục xét nghiệm Pap sau mãn kinh?

Tất cả phụ nữ còn cổ tử cung đều nên làm xét nghiệm Pap và/hoặc xét nghiệm HPV định kỳ cho đến tuổi 65.

Lịch sàng lọc cụ thể sau khi mãn kinh sẽ phụ thuộc vào việc:

  • Bạn có tiêm vắc xin HPV khi còn trẻ hay không
  • Bạn có sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục tình không
  • Bạn có dùng thuốc ức chế miễn dịch không
  • Bạn có hút thuốc lá, sử dụng nicotin hoặc các sản phẩm thuốc lá khác không
  • Bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc có hệ miễn dịch suy yếu hay không

Những ai có thể ngừng xét nghiệm Pap sau mãn kinh?

Sau khi mãn kinh, bạn có thể giảm tần suất làm xét nghiệm Pap hoặc ngừng xét nghiệm hoàn toàn nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Không có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư cổ tử cung, hoặc
  • Đã tiêm vắc xin HPV khi còn trẻ, hoặc
  • Đã cắt bỏ tử cung

Và đã có ít nhất:

  • 3 lần xét nghiệm Pap cho kết quả âm tính liên tiếp
  • 2 lần xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cho kết quả âm tính liên tiếp
  • 2 lần xét nghiệm HPV cho kêt quả âm tính liên tiếp

Nếu bạn có tiền sử có tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung thì có thể ngừng sàng lọc sau 20 năm kể từ khi phẫu thuật loại bỏ tế bào hoặc khối u.

Nên xét nghiệm Pap bao lâu một lần trong và sau mãn kinh?

Tần suất sàng lọc được khuyến nghị như sau:

  • Xét nghiệm Pap 3 năm một lần hoặc
  • Xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 5 năm một lần hoặc
  • Xét nghiệm HPV 5 năm một lần

Mặc dù có thể giảm tần suất sàng lọc sau tuổi 65 nhưng không có nghĩa là ngừng sàng lọc hoàn toàn.

Nhiều chuyên gia cho rằng nên làm xét nghiệm Pap và/hoặc xét nghiệm HPV 5 năm một lần cho đến khi liên tục nhận được kết quả âm tính.

Việc sàng lọc đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều người và không thường xuyên sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác.

Các cách giảm đau khi làm xét nghiệm Pap sau mãn kinh

Trong quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào bên trong âm đạo của người bệnh để mở rộng âm đạo và để lộ cổ tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu ở cổ tử cung, phết mẫu lên lam kính và chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Khi nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm vào thời kỳ mãn kinh, âm đạo sẽ trở nên khô và kém đàn hồi. Điều này có thể gây cảm giác đau đớn hoặc khó chịu trong quá trình thực hiện xét nghiệm Pap.

Có nhiều cách có thể giúp giảm bớt cảm giác đau và khó chịu khi làm xét nghiệm Pap:

  • Mặc đồ thoải mái: Bạn có thể mặc váy để không cần phải cởi hết quần áo khi làm xét nghiệm. Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng.
  • Sử dụng gel dưỡng ẩm âm đạo: Lưu ý, không sử dụng gel bôi trơn mà là gel dưỡng ẩm âm đạo. Điểm khác biệt là gel dưỡng ẩm cần sử dụng thường xuyên trong khi gel bôi trơn chỉ nên sử dụng khi quan hệ tình dục. Bạn có thể mua gel dưỡng ẩm âm đạo tại các hiệu thuốc hoặc mua online.
  • Yêu cầu bác sĩ bôi trơn mỏ vịt: Điều này sẽ giúp đưa mỏ vịt vào âm đạo dễ dàng hơn và ít gây đau đớn hơn.
  • Yêu cầu dùng mỏ vịt nhỏ hơn: Có nhiều kích cỡ mỏ vịt. Nếu cảm thấy đau đớn, khó chịu khi làm xét nghiệm Pap, hãy hỏi bác sĩ xem có thể chuyển sang loại mỏ vịt nhỏ hơn hay không.
  • Đổi tư thế: Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ xem có thể đổi tư thế nằm hay không.

Nếu đã thử hết các cách này mà vẫn không cảm thấy dễ chịu hơn khi làm xét nghiệm Pap, bạn có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT). HRT giúp tăng mức estrogen và progesterone trong cơ thể, nhờ đó làm giảm các triệu chứng mãn kinh như khô âm đạo. Bạn có thể dùng thuốc đường uống, miếng dán, viên đặt âm đạo hoặc gel bôi tại chỗ.

HRT không làm giảm tức thì cảm giác đau và khó chịu ở vùng chậu nhưng sẽ mang lại lợi ích về lâu dài. Vì nồng độ hormone được khôi phục trở lại mức cân bằng nên những lần khám phụ khoa sau này sẽ thoải mái hơn.

Các triệu chứng cần lưu ý

Một số chủng HPV gây nổi mụn cóc trên da. Các loại mụn cóc phổ biến gồm có:

  • Mụn cóc sinh dục
  • Mụn cóc phẳng
  • Mụn cóc lòng bàn chân
  • Mụn cóc thông thường

Hầu hết các chủng HPV không gây ra triệu chứng. Các tế bào bất thường âm thầm lan đến các mô khỏe mạnh và có thể trở thành ung thư nếu không được điều trị.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung gồm có:

  • Đau vùng chậu, bụng hoặc lưng dai dẳng
  • Dịch âm đạo bất thường
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ chỉ địn các xét nghiệm cần thiết để xác định xem các triệu chứng là do ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV hay các bệnh lý khác, ví dụ như bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

Dù là bệnh lý nào, phát hiện và điều trị sớm cũng là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tóm tắt bài viết

Cho dù đã mãn kinh thì bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nên vẫn cần phải làm xét nghiệm Pap. Xét nghiệm Pap giúp phát hiện sự phát triển tế bào bất thường ở cổ tử cung. Phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp ngăn các tế bào bất thường lan sang mô khỏe mạnh.

Tần suất xét nghiệm Pap sau mãn kinh sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như trước đây có tiêm vắc xi HPV hay không và kết quả của các lần xét nghiệm trước.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dùng Thuốc Tránh Thai Có Khiến Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Thay Đổi Không?
Dùng Thuốc Tránh Thai Có Khiến Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Thay Đổi Không?

Khi đang dùng thuốc tránh thai thì các triệu chứng tiền mãn kinh có thay đổi gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Đậu nành có thực sự cải thiện được triệu chứng tiền mãn kinh không?
Đậu nành có thực sự cải thiện được triệu chứng tiền mãn kinh không?

Mặc dù một số nghiên cứu cho kết quả rất hứa hẹn nhưng đậu nành và chất isoflavone vẫn chưa được chính thức chứng minh là có thể điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh.

Chảy máu âm đạo sau mãn kinh có bình thường không?
Chảy máu âm đạo sau mãn kinh có bình thường không?

Khi một phụ nữ trải qua 12 tháng không có kinh nguyệt thì sẽ được coi là đang trong giai đoạn mãn kinh. Lúc này, nếu xảy ra hiện tượng ra máu âm đạo thì là điều không bình thường và cần đi khám để tìm ra nguyên nhân. Đó có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe, bệnh lý nghiêm trọng.

Mãn kinh và chứng tiểu không tự chủ
Mãn kinh và chứng tiểu không tự chủ

Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ ở vùng chậu. Vì thế mà tiểu không tự chủ thường xảy ra phổ biến hơn ở những phụ nữ mang thai, sinh con hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh.

Có cách nào để ngăn mãn kinh không?
Có cách nào để ngăn mãn kinh không?

Mãn kinh là một phần tự nhiên trong cuộc đời của người phụ nữ. Không có cách nào có thể ngăn mãn kinh nhưng bạn có thể kiểm soát nhiều triệu chứng mãn kinh và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến mãn kinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây