1

Chỉ Số MCH Cho Biết Điều Gì Về Sức Khỏe?

Chỉ số MCH là số lượng huyết sắc tố trung bình trong tế bào hồng cầu. Chỉ số này được kiểm tra bằng phương pháp xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và có liên quan đến hai chỉ số khác là MCV và MCHC.
Chỉ Số MCH Cho Biết Điều Gì Về Sức Khỏe? Chỉ Số MCH Cho Biết Điều Gì Về Sức Khỏe?

Chỉ số MCH là gì?

Chỉ số MCH là viết tắt của “mean corpuscular hemoglobin”, có nghĩa là số lượng huyết sắc tố (hemoglobin) trung bình trong một tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố hemoglobin là một loại protein trong các tế bào hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể.

Chỉ số MCH có liên quan đến hai chỉ số khác là MCV (mean corpuscular volume, có nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu) và MCHC (mean corpuscular hemoglobin concentration, có nghĩa là nồng độ huyết sắc tố trung bình bên trong tế bào hồng cầu). MCH, MCV và MCHC được gọi là các chỉ số hồng cầu.

MCV là chỉ số cho biết kích thước trung bình của các tế bào hồng cầu. Giá trị MCH thường phản ánh giá trị MCV. Lý do là bởi các tế bào hồng cầu lớn hơn thường chứa nhiều hemoglobin hơn trong khi các tế bào hồng cầu nhỏ hơn chứa ít hemoglybin hơn.

MCHC là chỉ số cho biết lượng hemoglobin trên một đơn vị thể tích trong tế bào hồng cầu. Sự khác biệt giữa MCH và MCHC là chỉ số MCHC có tính đến thể tích hoặc kích thước của tế bào hồng cầu còn MCH thì không.

chi so mch la gi
Chỉ số MCH là gì?

Làm thế nào để biết chỉ số MCH?

Chỉ số MCH được kiểm tra bằng cách xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm máu này thường được chỉ định để sàng lọc nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả thiếu máu và nhiễm trùng. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ kiểm tra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. MCH được tính bằng cách phân tích hồng cầu, cụ thể là lấy lượng hemoglobin trong một thể tích máu nhất định chia cho số lượng hồng cầu.

Chỉ số MCH bình thường

Chỉ số MCH bình thường dao động trong khoảng từ 27,5 đến 33,2 picogram (pg).

Nguyên nhân và triệu chứng MCH thấp

Chỉ số MCH dưới 27,5 pg được coi là mức thấp. Điều này có nghĩa là lượng hemoglobin trong mỗi tế bào hồng cầu ít hơn bình thường.

Nguyên nhân MCH thấp

MCH thấp thường chỉ ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có vai trò rất quan trọng đối với sự sản xuất hemoglobin. Cơ thể hấp thụ một lượng nhỏ sắt từ thực phẩm để tạo ra hemoglobin. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu sắt là chế độ ăn có quá ít chất sắt, từng trải qua một ca đại phẫu hoặc bị chấn thương và mất nhiều máu.

Trong một số ít trường hợp, MCH thấp có thể là do bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia). Ở những người bị bệnh này, sự sản xuất hemoglobin trong cơ thể bị hạn chế và dẫn đến có ít hồng cầu trong máu hơn người bình thường.

Triệu chứng MCH thấp

MCH thấp thường có các dấu hiệu, triệu chứng như:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Tim đập nhanh
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng da
  • Đau đầu
nguyen nhan chi so mch
Nguyên nhân chỉ số MCH

Nguyên nhân và triệu chứng MCH cao

Chỉ số MCH trên 33,2 pg được coi là cao. Điều này có nghĩa là có nhiều hemoglobin trong mỗi tế bào hồng cầu hơn bình thường.

Nguyên nhân MCH cao

MCH cao thường là do thiếu máu do thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và folate (vitamin B9). Cả hai loại vitamin nhóm B này đều được cơ thể sử dụng để tạo ra hồng cầu. Thiếu máu do thiếu vitamin B có thể xảy ra nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin B hoặc nếu cơ thể không hấp thụ vitamin B12 hoặc folate một cách hiệu quả. Do đó, cần nhận biết các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B để bổ sung kịp thời và ngăn ngừa thiếu máu.

Triệu chứng MCH cao

Các dấu hiệu, triệu chứng của MCH cao cũng tương tự như triệu chứng MCH thấp, gồm có:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Tim đập nhanh
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng da
  • Đau đầu

Nếu như bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 thì sẽ còn có các triệu chứng như:

  • Cảm giác châm chích ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Các triệu chứng về thần kinh, chẳng hạn như chán nản, ủ rũ hoặc lú lẫn

Nếu bị thiếu máu do thiếu folate thì sẽ có các triệu chứng:

  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Hay cáu gắt
  • Lưỡi trơn nhẵn do mất gai lưỡi hoặc trở nên nhạy cảm

Cần làm gì khi chỉ số MCH bất thường?

Điều trị MCH thấp

Biện pháp điều trị MCH thấp do thiếu sắt thường là tăng cường ăn thực phẩm giàu sắt và uống bổ sung sắt. Những trường hợp có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bị thiếu sắt do mất nhiều máu có thể cần phải truyền máu.

Những người bị bệnh tan máu bẩm sinh nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng thì có thể cũng phải truyền máu.

lam gi khi chi so mch bat thuong
Làm gì khi chỉ số MCH bất thường

Điều trị MCH cao

Tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc folate thường được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 và folate. Ngoài ra cũng có thể cần uống bổ sung các loại vitamin này để tăng nồng độ vitamin B12 và folate. Nếu nguyên nhân gây thiếu vitamin B12 là do cơ thể hấp thụ kém thì có thể sẽ cần tiêm vitamin B12.

Tóm tắt bài viết

MCH là số lượng huyết sắc tố trung bình trong tế bào hồng cầu. Chỉ số này được kiểm tra bằng phương pháp xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và có liên quan đến hai chỉ số khác là MCV và MCHC. Giá trị MCH trong khoảng 27,5 đến 33,2 pg được coi là bình thường, dưới 27,5 được coi là thấp và trên 33,2 được coi là cao.

Việc điều trị khi có chỉ số MCH bất thường còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Chỉ số MCH thấp thường là do thiếu máu do thiếu sắt. Đa phần thì tình trạng này có thể được điều trị khỏi bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và/hoặc uống bổ sung sắt. Trong những trường hợp mà chỉ số MCH thấp là do bệnh tan máu bẩm sinh, người bệnh có thể cần truyền máu nếu có các triệu chứng nghiêm trọng.

Chỉ số MCH cao do thiếu vitamin B12 hoặc folate cũng thường được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm giàu các vitamin này hoặc dùng viên uống bổ sung. Đôi khi sẽ cần tiêm vitamin B12.

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: chỉ số mch
Tin liên quan
Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm
Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.

Những điều cần biết về xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D
Những điều cần biết về xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D

Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là cách tốt nhất để kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể. Nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu là một chỉ số cho biết cơ thể đang có bao nhiêu vitamin D, từ đó biết được một người đang bị thừa, thiếu hay đủ vitamin D.

Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận
Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận

Liều lượng vitamin C lớn có thể làm tăng nguy cơ hình thành loại sỏi thận phổ biến nhất, đó là sỏi canxi oxalat.

Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C
Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C

Các dấu hiệu của bệnh scorbut thường bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 4 tuần liên tục bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể phải sau 3 tháng hoặc lâu hơn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ.

8 điều cơ bản cần biết về canxi
8 điều cơ bản cần biết về canxi

Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần cho nhiều chức năng cơ bản. Nhưng cụ thể canxi có những vai trò gì, có trong những loại thực phẩm nào, cơ thể cần bao nhiêu canxi mỗi ngày và những vấn đề nào có thể xảy ra nếu bị thiếu canxi?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây