1

CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

Chẩn đoán trước sinh có mục đích phát hiện ra trường hợp thai bất thường (dị dạng, bất thường thể nhiễm sắc, nhiễm khuẩn, chậm phát triển) nhằm hạn chế đến mức tối đa có thể được các trẻ sinh ra không bình thường, bị tàn phế ở các mức độ khác nhau. Do vậy chẩn đoán trước sinh cho phép một số cặp vợ chồng có nguy cơ mà vẫn có thể có con bình thường. Chẩn đoán trước sinh là một kỹ thuật đã được phát triển từ 30 năm nay. Ngày nay, chẩn đoán trước sinh tập trung vào các thăm dò không chảy máu, kỹ thuật sinh học phân tử và chẩn đoán trước làm tổ (preimplantation diagnosis).

Đi đôi với chẩn đoán trước sinh là lời khuyên di truyền giúp nhận ra các cặp vợ chồng có nguy cơ và cung cấp cho họ các thông tin có liên quan đến chẩn đoán trước sinh.

Chẩn đoán trước sinh là dựa vào các kỹ thuật y học nhằm mục đích phát hiện các bệnh lý của phôi hay thai khi còn ở trong tử cung.

I. CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÓ NGUY CƠ

1.1. Yếu tố của chính cặp vợ chồng

1.1.1. Tuổi người mẹ

  • Đây là yếu tố hay gặp nhất, là chỉ định phổ biến nhất của chẩn đoán trước sinh. Từ rất lâu, người ta đã biết tuổi người mẹ là yếu tố nguy cơ của bất thường thể nhiễm sắc, tần suất xảy ra bất thường thể nhiễm sắc thay đổi theo tuổi của mẹ (bảng 21.1).

 

  • Hiện nay nhiều nước có chủ trương thực hiện chẩn đoán trước sinh cho mọi trường hợp thai phụ trên 35 tuổi (Mỹ, Canada) hay trên 38 tuổi (Pháp) được hệ thống bảo hiểm y tế chi trả hoàn toàn.

1.1.2. Vợ hay chồng có bất thường nhiễm sắc thể (thường ở dạng cân bằng)

  • Nguy cơ này cũng hay gặp với tỉ lệ khoảng 1/600 (hoặc 1/300 cặp) theo Lansac. Trên lâm sàng hay gặp hình thái sẩy thai liên tiếp, đặc biệt là trường hợp bị sẩy thai sớm trong quý I. Các chuyển đoạn tương hỗ của cha hay mẹ kéo theo nguy cơ 11% số con sinh ra bị bất thường về thể nhiễm sắc.

1.1.3. Vợ hay chồng có bị dị dạng

  • Đây là một lý do buộc phải tiến hành chẩn đoán trước sinh khi người vợ có mang thai và muốn sinh con.

1.2. Tiền sử con cái bất thường

  • Con bị bất thường về thể nhiễm sắc: lời khuyên di truyền cho phép đánh giá nguy cơ mắc của đứa trẻ tiếp theo. Khoảng 0,65% số trẻ sinh ra có bất thường về thể nhiễm sắc ở các mức độ khác nhau. Nếu là bất thường về số lượng thể nhiễm sắc thì nguy cơ mắc của đứa trẻ tiếp theo là thấp. Nếu là bất thường về cấu trúc thể nhiễm sắc thì nên xét nghiệm caryotyp của cả người cha và mẹ.
  • Tiền sử thai chết lưu: nếu xác định được nguyên nhân của thai chết lưu là do rối loạn thể nhiễm sắc thì cần đặt ra lời khuyên di truyền cho lần có thai tiếp theo. Do vậy các thăm khám cho thai bị chết lưu như: mổ xác, xét nghiệm vi khuẩn, xét nghiệm bánh rau, caryotyp (từ nước ối, dây rốn, da, tổ chức, máu thai) luôn luôn cần thiết. Nếu carytyp của thai bị chết có rối loạn thì chỉ định làm caryotyp cho cả cha và mẹ.

 

1.3. Tiền sử gia đình bất thường

  •  Trong gia đình có người bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ, có thể liên quan đến hội chứng Down.
  •  Trong gia đình có người bị mắc bệnh di truyền, đặc biệt lưu ý các bệnh di truyền liên quan đến giới tính, bệnh lý chuyển hoá và một số tình trạng thiếu hụt miễn dịch di truyền.

II. SÀNG LỌC QUA PHẢN ỨNG HUYẾT THANH CỦA MẸ

  • Sàng lọc là phương pháp tìm ra một nhóm nhỏ các cá nhân có nguy cơ cao trong một quần thể đông người. Định lượng a-fetoprotein huyết thanh mẹ là xét nghiệm đầu tiên cho phép hướng đến dị tật của ống thần kinh thai, thành bụng thai. Hiện nay ở nhiều nơi đã áp dụng bộ 3 test: BhCG, a-fetoprotein và estriol không liên hợp (triple marker screening) trong huyết thanh người mẹ để tính nguy cơ giới hạn mà bào thai bị một số dị dạng. Trên cơ sở mức độ nguy cơ giới hạn mà quyết định các thăm dò tiếp theo như sinh thiết lông rau, chọc nước ối... Ngoài ra còn có thể định lượng một số chất đánh dấu khác trong huyết thanh người mẹ giúp hướng tới các dị dạng của thai.

III. SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

3.1. Siêu âm chẩn đoán dị dạng thai

 Sử dụng ngày càng rộng rãi, kỹ thuật ngày càng hoàn thiện hơn cho phép phát hiện sớm các dị dạng của thai làm cho siêu âm trở thành nhân tố chính của chẩn đoán trước sinh.

 Trước khi đi đến một quyết định, bao giờ cũng phải khẳng định lại chẩn đoán do một người làm siêu âm rất có kinh nghiệm tại một cơ sở siêu âm chuyên sâu. Lần siêu âm này có mục đích khẳng định dị dạng đã được phát hiện, tìm các dị dạng phối hợp có thể có, quyết định có cần phải làm thêm các thăm dò khác (chọc nước ối, caryotyp). Dựa trên có các thông tin này, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học của nhiều lĩnh vực như: bác sĩ sản phụ, bác sĩ siêu âm, bác sĩ nhi khoa, nhà di truyền học, bác sĩ phẫu thuật nhi tiến hành thảo luận tìm ra thái độ xử trí thích hợp:

  •  Huỷ thai.
  •  Thực hiện can thiệp cho thai ngay trong tử cung, tiếp tục để cho thai phát triển.
  •  Dự kiến cuộc đẻ và can thiệp ngay sau khi đẻ.

 Sau đó quyết định của hội đồng chuyên môn được bác sĩ khám thai thông báo cho cặp vợ chồng.

 

Độ nhậy của siêu âm trong chẩn đoán dị dạng thai là khá cao, đạt khoảng 95% với điều kiện thực hiện bởi một người làm siêu âm có kinh nghiệm trong một trung tâm khá chuyên sâu và trong tình huống có yếu tố gợi ý (tiền sử gia đình, bất thường về lâm sàng hay sinh học...). Độ nhậy này sẽ tụt xuống quanh 55% thậm chí 34% với một số dị dạng khó phát hiện trong hoàn cảnh thực hiện siêu âm hàng loạt. Người ta biết rằng siêu âm chỉ cho phép phát hiện 0,8% trong số 3% trẻ bị dị dạng được sinh ra hàng năm và tỉ lệ dương tính giả của chẩn đoán siêu âm cũng khoảng 5 hay 6%.

Kết quả siêu âm tốt nhất trong trường hợp thực hiện siêu âm có định hướng trước. Khi làm siêu âm hàng loạt, người ta thấy rằng 90% số trẻ bị dị dạng xảy ra ở các bà mẹ không có tiền sử đặc biệt.

- Dị dạng hệ thống thần kinh trung ương: chẩn đoán siêu âm là tin cậy trừ spina bifida. Kết quả siêu âm càng tốt nếu kết hợp với thăm dò thêm như alpha- fetoprotein, acetylcholinesterase.

- Dị dạng ống tiêu hoá: siêu âm chẩn đoán chính xác trừ teo thực quản. Đầu quý II có thể phát hiện thoát vị rốn và khuyết thành bụng, teo ruột có thể phát hiện sau tuần 26 thậm chí 29 khi thai nuốt đủ lượng nước ối.

- Dị dạng tim: chỉ phát hiện các dị dạng làm thay đổi nhiều cấu trúc của tim. Diện cắt 4 buồng tim và các mạch máu lớn cho phép khẳng định tim bình thường trong tuyệt đại đa số trường hợp. Có một số bệnh tim mắc phải muộn, siêu âm thấy tim bình thường lúc 20 tuần không cho phép bảo đảm khi đẻ ra tim của trẻ bình thường. Độ nhạy chẩn đoán đạt khoảng 85% khi thai có yếu tố nguy cơ, đạt khoảng 60% khi tiến hành siêu âm hàng loạt.

- Dị dạng chỉ thai: chỉ có thể phát hiện khi tiến hành đo hàng loạt các đoạn chỉ của thai, phân tích độ âm vang của xương, độ cong và các vết gãy xưởng. Siêu âm lúc thai 20-22 tuần cho phép quan sát các chi thai dễ dàng nhất. Trong quý III, phim chụp khối thai có giá trị giúp chẩn đoán.

- Bệnh lý cơ quan tiết niệu: hay gặp, chiếm 1/3 tổng số dị dạng được chẩn đoán trước sinh. Hầu hết các dị dạng tiết niệu được phát hiện trong quý II hay quý III. Chẩn đoán trước sinh cho phép huỷ thai (đình chỉ thai nghén) nếu là dị dạng nặng gây chết như không có thận hay hội chứng Potter hoặc buộc phải có chăm sóc đặc biệt sau khi sinh. Các dị dạng của cơ quan tiết niệu có thể được chia thành 4 nhóm:

  •  Dị dạng thận: lạc chỗ, đa nang, không có thận...
  •  Dị dạng đài bể thận và niệu quản: thận ứ nước, niệu quản lạc chỗ, hai niệu quản.
  •  Dị dạng bàng quang: không có bàng quang, bàng quang lòi ra ngoài.
  •  Dị dạng niệu đạo: van niệu đạo sau, bàng quang to.

Cần thiết phải làm siêu âm hai lần. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 50-72% các dị dạng chỉ phát hiện thấy trong quý III, đặc biệt là các dị dạng tiết niệu và tiêu hoá. Siêu âm sớm, lần đầu quanh 12 tuần hay quanh 22 tuần cho phép phát hiện các dị dạng không thể sửa chữa được. Siêu âm muộn quanh lúc 32 tuần có nhiệm vụ phát hiện các dị dạng có thể sửa chữa được. Trong trường hợp không có bất thường về thể nhiễm sắc, nhóm các nhà chuyên môn của nhiều chuyên khoa sẽ thảo luận về thái độ xử trí sản khoa cho cuộc đẻ và xử trí cho trẻ sau khi sinh.

3.2. Siêu âm và bất thường thể nhiễm sắc

Siêu âm cùng với các dấu hiệu lâm sàng hay sinh hoá làm tăng hiệu quả của chẩn đoán bất thường thể nhiễm sắc.

3.2.1. Các dấu hiệu không đặc hiệu

  •  Khoảng sáng sau gáy ≥ 3mm thực chất là độ dày của dịch giữa da gáy thai nhi có từ 11 - 14 tuần là hết, nang túi bạch huyết nghĩ đến bất thường thể nhiễm sắc và đề nghị xét nghiệm caryotyp, (bệnh Down... chi ngắn, dị dạng tiêu hóa, tim...).
  •  Thoái hoá nước bánh rau trong quý I gợi đến tam bội thể.
  •  Bất thường thể tích nước ối như đa ối (bề dầy nước ối trên 8cm) hay thiểu ối (bề dày nước ối dưới 1cm). Trong số này có khoảng 3,7% là bất thường thể nhiễm sắc.
  •  Dây rốn chỉ có một động mạch rốn (2,7-14% có bất thường thể nhiễm sắc).
  •  Thai chậm phát triển trong tử cung, đặc biệt là thể hài hoà (mọi kích thước của thai đều giảm) thì 5,6-7,1% có bất thường thể nhiễm sắc, nếu có kèm theo đa ối thì nguy cơ tăng đến 20%.
  •  Xương đùi ngắn gặp ở 40-60% số trường hợp ba thể nhiễm sắc 21.
  •  Hai mắt gần nhau: gợi ra hội chứng ba thể nhiễm sắc 13.

 

3.2.2. Các dấu hiệu đặc biệt

  •  Ba thể nhiễm sắc 21 thường phối hợp các dị dạng sau: dày da gáy bất thường, xương đùi ngắn, teo tá tràng, dị dạng tim.
  •  Ba thể nhiễm sắc 18 thường gặp: đa ối, bàn tay gấp, bàn chân vẹo, bệnh tim, thoát vị hoành, thoát vị rốn.
  •  Ba thể nhiễm sắc 13 thường có: hai mắt gần nhau, sứt môi thủng vòm hàm, bệnh tim, tật thừa ngón, thận đa nang.

IV. CÁC THĂM DÒ CHẢY MÁU

4.1. Sinh thiết lông rau trong quý I

- Khi tuổi thai từ 9-12 tuần, chỉ định vì:

  •  Xét nghiệm caryotyp.
  •  Phân tích DNA bằng sinh học phân tử.
  •  Chẩn đoán một số bệnh chuyển hoá.
  •  Chẩn đoán giới tính trong một số trường hợp bị mắc bệnh di truyền liên quan đến giới tính (bệnh ưa chảy máu...).

- Sinh thiết lông rau được áp dụng trong lâm sàng từ khoảng năm 1980. Kỹ thuật sinh thiết lông rau có thể thực hiện qua cổ tử cung, qua âm đạo hay qua đường bụng. Mẫu bệnh phẩm lông rau được xét nghiệm nhiễm sắc đồ, một số enzym. Có thể sinh thiết lông rau qua đường bụng hay qua đường cổ tử cung. Tỷ lệ tai biến của sinh thiết lỗng rau khoảng từ 3-15% tuỳ theo từng tác giả. Có thể sinh thiết lông rau tuổi thai sớm hơn (6-8 tuần) hay muộn hơn sau 12 tuần.

4.2. Chọc hút nước ối

4.2.1. Chọc hút nước ối sớm khi tuổi thai dưới 14 tuần, cho phép nghiên cứu

  •  Các tế bào của thai bị bong ra có trong nước ối (xét nghiệm thể nhiễm sắc, DNA).
  •  Xét nghiệm alpha-fetoprotein, acetylcholinesterase, phosphatase kiềm).
  • Tỉ lệ gây sảy thai khoảng 1,4%. Rỉ nước ối hay ra máu âm đạo ít một có thể gặp từ 1-2%, tự khỏi sau vài ngày.

4.2.2. Chọc hút nước ối muộn khi tuổi thai từ tuần thứ 14-20

  • Nhằm nghiên cứu các tế bào của thai bị bong vào nước ối và một số enzym... Sử dụng kim chọc tuỷ sống cỡ 20 hoặc 22G. Khi thai 15 tuần, lượng nước ối khoảng 200ml.
  • Dưới màn hình của máy siêu âm người ta có thể dễ dàng chọc vào khoang ối và dùng bơm tiêm hút ra khoảng 20-30ml nước ối để xét nghiệm (alpha fetoprotein, DNA). Tỉ lệ sẩy thai khoảng từ 1-2%.

4.3. Chọc hút máu dây rốn

- Có thể thực hiện từ tuổi thai sau 20 tuần cho đến khi đủ tháng. Chỉ định của chọc hút máu dây rốn:

  • Bệnh nhiễm khuẩn.
  • Bất thường về thể nhiễm sắc.
  • Các bệnh hệ thống tạo máu.
  • Bệnh lý chuyển hoá.
  • Suy giảm miễn dịch di truyền.
  •  Mục đích điều trị: truyền máu, truyền tiểu cầu...

- Cuối những năm 1970, chọc hút máu dây rốn được thực hiện khi tiến hành soi thai. Từ giữa những năm 1980, người ta đã tiến hành chọc hút máu dây rốn dưới hướng dẫn của màn hình siêu âm, tương tự như chọc hút nước ối nhưng khó khăn hơn.

V. CHẨN ĐOÁN TRƯỚC LÀM TỔ

  • Chẩn đoán trước làm tổ bắt đầu từ những năm 1990, mở ra khả năng chẩn đoán cực kỳ sớm bệnh lý của phôi trước khi chuyển vào buồng tử cung. Sau khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, người ta lấy tế bào của phôi để nghiên cứu. Người ta chỉ chuyển các phối không có bệnh lý vào buồng tử cung. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi những phòng thí nghiệm có trang bị tối tân, trình độ tay nghề rất cao (đặc biệt là đắt tiền và có thể hỏng phôi thai...).
  • Chẩn đoán trước sinh là một phần của quá trình chăm sóc trước sinh cho các thai phụ có nguy cơ cao sinh ra con bất thường. Làm tốt chẩn đoán trước sinh sẽ làm giảm số lượng sinh ra các trẻ có dị tật bất thường, là một khía cạnh của ưu sinh học và nâng cao chất lượng dân số.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiếp cận chẩn đoán và nguyên tắc điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015 

Nội soi khớp vai chẩn đoán (có sinh thiết) - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp gối sinh thiết để chẩn đoán - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Test chẩn đoán nhược cơ bằng điện sinh lý - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Tin liên quan
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?

Để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng phổ biến hơn sinh thiết vì MRI ít xâm lấn hơn và không cần thời gian nghỉ sau thủ thuật giống như sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, các bác sĩ cũng thường sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết vào chính xác khu vực đáng ngờ.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.

Massage trước khi sinh: giảm các cơn đau trong thai kỳ!
Massage trước khi sinh: giảm các cơn đau trong thai kỳ!

Massage trước khi sinh là một loại tương tự như massage thông thường - nó nhằm mục đích thư giãn các cơ bị căng, giảm các điểm đau, cải thiện tuần hoàn, vận động và làm cho bạn cảm thấy thoái mái.

Mang đa thai: Kiểm tra di truyền trước sinh
Mang đa thai: Kiểm tra di truyền trước sinh

Việc chia sẻ tử cung với một hoặc hai anh chị em không ảnh hưởng đến DNA của bé hoặc làm tăng nguy cơ khuyết tật di truyền như hội chứng Down.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  623 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4562 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  580 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Trẻ sơ sinh cần kéo tai, nắn chân và dùng lá trầu không vẽ chân mày có đúng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1415 lượt xem

Em nghe nói quan niệm dân gian xưa khuyên là trẻ mới sinh ra phải kéo tai cho bé có đôi tai dài, dùng là trầu không vẽ chân mày để lông mày của bé mọc dày và đẹp. Ngoài ra còn phải nắn chân cho chân của bé thẳng nữa thì có đúng không ạ?

Muốn khám sức khỏe sinh sản trước khi lập gia đình?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  684 lượt xem

Em chuẩn bị lập gia đình. Em muốn khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn. Vậy, mong bs cho biết, em cần khám những gì và chi phí cho dịch vụ khám này là bao nhiêu không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây