Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 5% - 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
- Cắt bỏ hoại tử theo phương pháp tiếp tuyến (hay phương pháp tiệm cận) là phương pháp loại bỏ hoại tử từng lớp đến tiếp giáp với phần mô lành của cơ thể.
- Cắt bỏ hoại tử từ 5%- 10% là phẫu thuật lớn, đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm, gây mê hồi sức đảm bảo. Đồng thời, phẫu thuât cũng có nguy cơ như mất máu nhiều (có thể gây sốc mất máu), nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng do chủ động phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên. Do đó sau phẫu thuật đòi hỏi theo dõi chặt chẽ, nên có vật liệu che phủ ngay sau cắt, điều trị toàn thân tích cực (giải độc, nâng đỡ cơ thể, kháng sinh…).
II. CHỈ ĐỊNH
- Bỏng sâu độ IV (theo cách phân loại bỏng thành 5 độ bỏng)
- Toàn trạng thoát sốc ổn định, các xét nghiệm trong giới hạn cho phép phẫu thuật.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bỏng nông.
- Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
- Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, gây mê hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng (2-3 bác sỹ).
- Kíp gây mê của phòng phẫu thuật (1 bác sỹ gây mê, 1 kỹ thuật viên phụ mê, 1 điều dưỡng vô trùng đưa dụng cụ, 1 điều dưỡng hữu trùng).
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ cho cuộc mổ trung phẫu bỏng.
- Dao chuyên dụng có định mức: Lagrot, Humby, Week...
- Dự trù máu phù hợp để truyền trong và sau phẫu thuật.
3. Người bệnh
- Tư vấn và giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn.
- Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định.
- Thay băng, kiểm tra tổn thương và vệ sinh vùng phẫu thuật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật loại I vô khuẩn thông thường.
2. Vô cảm: gây mê hoặc tê khu vực phẫu thuật tùy thuộc người bệnh.
3. Kỹ thuật
- Thì 1: xử trí vết thương trước khi cắt hoại tử:
- Thay băng, bộc lộ tổn thương theo quy định.
- Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật.
- Sát khuẩn vùng tổn thương bằng dung dịch PVP 10%, rửa lại bằng nước muối sinh lý. Thấm khô. Kiểm tra lại tổn thương.
- Sát trùng vùng da lành xung quanh bằng cồn 700,
- Trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật.
- Thì 2: cắt hoại tử kiểu tiếp tuyến từ 5-10%
- Dùng dao chuyên dụng (Lagrot, Humby, Week…) đặt mức chiều sâu phù hợp với lớp cắt. Cắt hoại tử từng lớp tới khi tiếp giáp với phần lành (xuất hiện các điểm chảy máu) thì dừng lại.
- Cầm máu bằng đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000 hoặc đốt điện, hoặc khâu cầm máu kiểu chữ X (nếu cần).
- Rửa lại nền vết thương sau cắt hoại tử bằng dung dịch PVP 3%. - Diện tích một lần phẫu thuật từ 5-10% diện tích cơ thể.
- Thì 3: Che phủ nền tổn thương sau cắt:
- Đắp thuốc kháng khuẩn như Silver Sulfadiazin 1%, Manfenid..., băng kín.
- Hoặc che phủ bằng vật liệu thay thế da tạm thời lên nền tổn thương như da đồng loại, dị loại, màng sinh học... Băng gạc khô 5-7 lớp.
4. Chăm sóc thay băng sau phẫu thuật
- Thay băng hàng ngày sau phẫu thuật
- Nếu còn hoại tử sót lại có thể cắt lọc tiếp, làm sạch vết bỏng.
- Khi có mô hạt đủ tiêu chuẩn ghép da thì tiến hành ghép da.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
1. Toàn thân
- Theo dõi các biến chứng của gây mê: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…xử trí bằng truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
- Theo dõi tình trạng sốc do mất nhiều máu trong mổ: truyền máu kịp thời trong và sau mổ.
- Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
2. Tại chỗ
- Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng...): kê cao chân, băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
- Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
- Nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân nặng lên: sau cắt cần che phủ bằng vật liệu sinh học. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Nếu bạn đã trải qua một giai đoạn mang thai có nguy cơ cao, việc suy nghĩ về lần mang bầu kế tiếp có thể rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ đã trải qua những thai kỳ có nguy cơ cao.
Caffeine có đặc tính lợi tiểu, có nghĩa là làm tăng tốc độ sản xuất nước tiểu. Caffeine còn có thể làm tăng cảm giác và sự co bóp bàng quang. Vì thế nên caffeine có thể còn làm tăng triệu chứng tiểu gấp và đi tiểu nhiều lần ở những người bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Nam giới bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính cần tuân thủ các phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra. Người bệnh cũng cần chú ý đến các loại thuốc khác đang dùng cũng như các loại đồ ăn, thức uống hàng ngày. Một số loại thuốc, thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
Có nhiều cách để giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh và giảm nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt. Một trong các cách đó là thực hiện chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất. Ăn uống cân bằng, lành mạnh còn giúp ngăn ngừa thừa cân – một yếu tố nguy cơ khác của phì đại tuyến tiền liệt.
Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.
- 1 trả lời
- 684 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 614 lượt xem
Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Hiện bé đã được 3 tháng, mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, vì em ít sữa nên em buộc phải cho bé bú mẹ kèm thêm sữa ngoài là Nan supreme. Em vẫn ưu tiên cho bé bú mẹ là chính để bé có sức đề kháng từ sữa mẹ. Em nghe nói trẻ khi được 3 - 6 tháng tuổi là sức đề kháng cũng yếu dần, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc hạn chế cho bé đến nơi đông người, vệ sinh sạch sẽ bé và không gian sinh sống, tích cực cho bé bú nhiều sữa mẹ thì em cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế bệnh dịch ạ?
- 1 trả lời
- 503 lượt xem
Vợ em mang thai được 33 tuần. Lúc trước, vợ em khám, theo dõi thai ở Bv tỉnh. Nhưng bây giờ em muốn đưa vợ lên Bv Phụ sản TW ở Hà Nội khám, theo dõi thai tiếp và sinh luôn ở đó thì có được không ạ? Khi đi, em cần chuẩn bị mang theo những giấy tờ gì ạ?
- 1 trả lời
- 893 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1146 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!