1

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 3% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Cắt bỏ hoại tử theo phương pháp tiếp tuyến (hay phương pháp tiệm cận) là phương pháp loại bỏ hoại tử từng lớp đến tiếp giáp với phần mô lành của cơ thể.
  • Cắt bỏ hoại tử dưới 3% ở trẻ em vẫn đòi hỏi gây mê hồi sức đảm bảo. Đồng thời, phẫu thuât vẫn có nguy cơ như mất máu (có thể gây sốc mất máu). Do đó sau phẫu thuật đòi hỏi theo dõi chặt chẽ, nên có vật liệu che phủ ngay sau cắt, điều trị toàn thân tích cực (nâng đỡ cơ thể, kháng sinh...).

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng sâu độ IV (theo cách phân loại bỏng thành 5 độ bỏng)
  • Toàn trạng thoát sốc ổn định, các xét nghiệm trong giới hạn cho phép phẫu thuật.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng nông.
  • Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
  • Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng (2-3 bác sỹ).
  • Kíp gây mê của phòng phẫu thuật (1 bác sỹ gây mê, 1 kỹ thuật viên phụ mê, 1 điều dưỡng vô trùng đưa dụng cụ, 1 điều dưỡng hữu trùng).

2. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ cho cuộc mổ trung phẫu bỏng.
  • Dao chuyên dụng có định mức: Lagrot, Humby, Week...
  • Dự trù máu phù hợp để truyền trong và sau phẫu thuật.

3. Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn.
  • Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định.
  • Thay băng, kiểm tra tổn thương và vệ sinh vùng phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật loại III vô khuẩn thông thường.

2. Vô cảm: gây mê.

3. Kỹ thuật

- Thì 1: xử trí vết thương trước khi cắt hoại tử:

  • Thay băng, bộc lộ tổn thương theo quy định.
  • Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật.
  • Sát khuẩn vùng tổn thương bằng dung dịch PVP 10%, rửa lại bằng nước muối sinh lý. Thấm khô. Kiểm tra lại tổn thương.
  • Sát trùng vùng da lành xung quanh bằng cồn 700
  • Trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Thì 2: cắt hoại tử kiểu tiếp tuyến dưới 3%

  • Dùng dao chuyên dụng (Lagrot, Humby, Week...) đặt mức chiều sâu phù hợp với lớp cắt. Cắt hoại tử từng lớp tới khi tiếp giáp với phần lành (xuất hiện các điểm chảy máu) thì dừng lại.
  • Cầm máu bằng đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000 hoặc đốt điện, hoặc khâu cầm máu kiểu chữ X (nếu cần).
  • Rửa lại nền vết thương sau cắt hoại tử bằng dung dịch PVP 3%.
  • Diện tích một lần phẫu thuật dưới 3% diện tích cơ thể.

- Thì 3: Che phủ nền tổn thương sau cắt:

  • Đắp thuốc kháng khuẩn như Silver Sulfadiazin 1%, Manfenid..., băng kín.
  • Hoặc che phủ bằng vật liệu thay thế da tạm thời lên nền tổn thương như da đồng loại, dị loại, màng sinh học... Băng gạc khô 5-7 lớp.

4. Chăm sóc thay băng sau phẫu thuật

  • Thay băng hàng ngày sau phẫu thuật
  • Nếu còn hoại tử sót lại có thể cắt lọc tiếp, làm sạch vết bỏng.
  • Khi có mô hạt đủ tiêu chuẩn ghép da thì tiến hành ghép da.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

1. Toàn thân

  • Theo dõi các biến chứng của gây mê: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn...xử trí bằng truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi...
  • Theo dõi tình trạng sốc do mất nhiều máu trong mổ: truyền máu kịp thời trong và sau mổ.
  • Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

2. Tại chỗ

  • Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng...): kê cao chân, băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
  • Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân nặng lên: sau cắt cần che phủ bằng vật liệu sinh học. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 5% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 5% - 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 5% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 3% - 5% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Đối diện nỗi sợ hãi về một thai kỳ kế tiếp có nguy cơ cao
Đối diện nỗi sợ hãi về một thai kỳ kế tiếp có nguy cơ cao

Nếu bạn đã trải qua một giai đoạn mang thai có nguy cơ cao, việc suy nghĩ về lần mang bầu kế tiếp có thể rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ đã trải qua những thai kỳ có nguy cơ cao.

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Bong nhau thai (rau bong non)
Bong nhau thai (rau bong non)

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo, từ một lượng nhỏ đến phun ra rõ ràng và đột ngột. Tuy nhiên, đôi khi máu nằm trong tử cung đằng sau nhau thai, do đó bạn có thể không thấy tình trạng chảy máu.

Giữ tinh thần tích cực sau một lần bị sảy thai
Giữ tinh thần tích cực sau một lần bị sảy thai

Có rất nhiều thứ xảy đến với cảm xúc của mình, trong đó sự lo lắng có xu hướng là cảm giác phổ biến xảy ra trong suốt thai kỳ.

Tôi có nên tiếp tục đến gặp bà mụ (đỡ đẻ) nếu tôi mang thai đôi không?
Tôi có nên tiếp tục đến gặp bà mụ (đỡ đẻ) nếu tôi mang thai đôi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi vừa biết mình mang thai đôi. Tôi có nên tiếp tục đến gặp bà mụ (đỡ đẻ) nữa không ạ? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nhau bám diện rộng, mép dưới có lớp dịch 3,9 mm là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1875 lượt xem

Năm nay em 23 tuổi, đi siêu âm, bs nói kết quả như sau: nhau bám diện rộng, mép dưới có lớp dịch 3,9 mm. Bs cho em hỏi, nhau bám như vậy có sao không. Liệu có phải uống thuốc điều trị không ạ?

Muốn khám thai tiếp và sinh luôn ở Bv tuyến trên?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  432 lượt xem

Vợ em mang thai được 33 tuần. Lúc trước, vợ em khám, theo dõi thai ở Bv tỉnh. Nhưng bây giờ em muốn đưa vợ lên Bv Phụ sản TW ở Hà Nội khám, theo dõi thai tiếp và sinh luôn ở đó thì có được không ạ? Khi đi, em cần chuẩn bị mang theo những giấy tờ gì ạ?

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1011 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có phải đọc dưới ánh sáng yếu sẽ tốt cho mắt trẻ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  550 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cho trẻ đọc sách dưới ánh sáng yếu sẽ tốt hơn cho mắt của bé, đúng không ạ? Có nhiều người cho rằng cho bé đọc sách dưới ánh sáng mạnh sẽ làm giảm tầm nhìn của bé. Tôi băn khoăn quá, không biết đúng sai thế nào? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Quầng thâm dưới mắt bé là hiện tượng gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  758 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây