1

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 5% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Cắt bỏ hoại tử theo phương pháp tiếp tuyến (hay phương pháp tiệm cận) là phương pháp loại bỏ hoại tử từng lớp đến tiếp giáp với phần mô lành của cơ thể.
  • Cắt bỏ hoại tử trên 5% ở trẻ em là phẫu thuật lớn, đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm, gây mê hồi sức đảm bảo. Đồng thời, phẫu thuât cũng có nguy cơ như mất máu nhiều (có thể gây sốc mất máu). Do đó sau phẫu thuật đòi hỏi theo dõi chặt chẽ, nên có vật liệu che phủ ngay sau cắt, điều trị toàn thân tích cực (giải độc, nâng đỡ cơ thể, kháng sinh...).

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng sâu độ IV (theo cách phân loại bỏng thành 5 độ bỏng)
  • Toàn trạng thoát sốc ổn định, các xét nghiệm trong giới hạn cho phép phẫu thuật.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng nông.
  • Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
  • Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, gây mê hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng (2-3 bác sỹ).
  • Kíp gây mê của phòng phẫu thuật (1 bác sỹ gây mê, 1 kỹ thuật viên phụ mê, 1 điều dưỡng vô trùng đưa dụng cụ, 1 điều dưỡng hữu trùng).

2. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ cho cuộc mổ đại phẫu bỏng.
  • Dao chuyên dụng có định mức: Lagrot, Humby, Week...
  • Dự trù máu phù hợp để truyền trong và sau phẫu thuật.

3. Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn.
  • Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định.
  • Thay băng, kiểm tra tổn thương và vệ sinh vùng phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật loại I vô khuẩn thông thường.

2. Vô cảm: gây mê.

3. Kỹ thuật

- Thì 1: xử trí vết thương trước khi cắt hoại tử:

  • Thay băng, bộc lộ tổn thương theo quy định.
  • Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật.
  • Sát khuẩn vùng tổn thương bằng dung dịch PVP 10%, rửa lại bằng nước muối sinh lý. Thấm khô. Kiểm tra lại tổn thương.
  • Sát trùng vùng da lành xung quanh bằng cồn 700
  • Trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Thì 2: cắt hoại tử kiểu tiếp tuyến trên 5%

  • Dùng dao chuyên dụng (Lagrot, Humby, Week...) đặt mức chiều sâu phù hợp với lớp cắt. Cắt hoại tử từng lớp tới khi tiếp giáp với phần lành (xuất hiện các điểm chảy máu) thì dừng lại.
  • Cầm máu bằng đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000 hoặc đốt điện, hoặc khâu cầm máu kiểu chữ X (nếu cần).
  • Rửa lại nền vết thương sau cắt hoại tử bằng dung dịch PVP 3%.
  • Diện tích một lần phẫu thuật trên 5% diện tích cơ thể.

- Thì 3: Che phủ nền tổn thương sau cắt:

  • Đắp thuốc kháng khuẩn như Silver Sulfadiazin 1%, Manfenid..., băng kín.
  • Hoặc che phủ bằng vật liệu thay thế da tạm thời lên nền tổn thương như da đồng loại, dị loại, màng sinh học... Băng gạc khô 5-7 lớp.

4. Chăm sóc thay băng sau phẫu thuật

  • Thay băng hàng ngày sau phẫu thuật
  • Nếu còn hoại tử sót lại có thể cắt lọc tiếp, làm sạch vết bỏng.
  • Khi có mô hạt đủ tiêu chuẩn ghép da thì tiến hành ghép da.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

1. Toàn thân

  • Theo dõi các biến chứng của gây mê: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn...xử trí bằng truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi...
  • Theo dõi tình trạng sốc do mất nhiều máu trong mổ: truyền máu kịp thời trong và sau mổ.
  • Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

2. Tại chỗ

  • Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng...): kê cao chân, băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
  • Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân nặng lên: sau cắt cần che phủ bằng vật liệu sinh học. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 5% - 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 5% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 3% - 5% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 3% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Đối diện nỗi sợ hãi về một thai kỳ kế tiếp có nguy cơ cao
Đối diện nỗi sợ hãi về một thai kỳ kế tiếp có nguy cơ cao

Nếu bạn đã trải qua một giai đoạn mang thai có nguy cơ cao, việc suy nghĩ về lần mang bầu kế tiếp có thể rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ đã trải qua những thai kỳ có nguy cơ cao.

Chế độ ăn dựa trên thực vật có lợi ích gì đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt?
Chế độ ăn dựa trên thực vật có lợi ích gì đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Một số nghiên cứu cho thấy chuyển sang chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt di căn ở những người bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn dựa trên thực vật có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở những người chưa mắc bệnh.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?
Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Bà bầu phải nằm nghỉ trên giường: Các cách đối phó!
Bà bầu phải nằm nghỉ trên giường: Các cách đối phó!

Làm thế nào bà bầu có thể chuẩn bị cho việc nghỉ ngơi trên giường? Cách để phụ nữ mang thai thoải mái khi phải nghỉ ngơi trên giường là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Muốn khám thai tiếp và sinh luôn ở Bv tuyến trên?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  518 lượt xem

Vợ em mang thai được 33 tuần. Lúc trước, vợ em khám, theo dõi thai ở Bv tỉnh. Nhưng bây giờ em muốn đưa vợ lên Bv Phụ sản TW ở Hà Nội khám, theo dõi thai tiếp và sinh luôn ở đó thì có được không ạ? Khi đi, em cần chuẩn bị mang theo những giấy tờ gì ạ?

Sao phải lên Bv Phụ sản tuyến trên đo lại độ mờ da gáy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  514 lượt xem

Em mang thai được 12 tuần, lúc đi siêu âm, bs ghi nhịp đập tim thai là 172lân/phút, chiều dài đầu mông là 56mm, độ mờ da gáy 1,7mm, nước ối trong, túi thai đều - Kết luận: Một thai sống trong tử cung, các số đo sinh học ứng với tuổi thai. Vậy mà, chả hiểu sao, bs sản phụ khoa khám thai lại bảo em lên Bv Phụ sản tuyến trên, siêu âm lại Độ mờ da gáy là thế nào ạ?

Lên Bệnh viện tuyến trên để làm thêm xét nghiệm máu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  545 lượt xem

Mang thai được 3 tháng, em đi xét nghiệm máu ở Bv tỉnh có chỉ số HGB: 111.0 , Hct:0.336, MCV: 61,2 , MCH: 20,2. Còn chồng em, có chỉ số máu là: MCV 76,3 , MCH: 23,6 , MCHC: 309,0. Bác sĩ bảo vợ chồng em cần lên Bv Phụ sản TW làm thêm một số xét nghiệm máu cần thiết nữa. Mong được bs tư vấn ạ?

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1173 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây