1

Đối diện nỗi sợ hãi về một thai kỳ kế tiếp có nguy cơ cao

Nếu bạn đã trải qua một giai đoạn mang thai có nguy cơ cao, việc suy nghĩ về lần mang bầu kế tiếp có thể rất đáng sợ. Nhiều phụ nữ đã trải qua những thai kỳ có nguy cơ cao.
Đối diện nỗi sợ hãi về một thai kỳ kế tiếp có nguy cơ cao Đối diện nỗi sợ hãi về một thai kỳ kế tiếp có nguy cơ cao

Liệu bạn sẽ có một thai kỳ nguy cơ cao khác không?

Việc lo sợ rằng những gì đã không ổn trong lần trước - hoặc nhiều lần - lại có thể không ổn là điều tự nhiên. Meredith Langston chắc chắn cũng cảm thấy như vậy. Cô ấy đã bị sảy thai, chửa ngoài tử cung và thai kỳ thứ ba bị tiền sản giật, khiến cặp sinh đôi được sinh ra lúc 21 tuần.

Cặp sinh đôi đã không thể sống sót và cô ấy đã suýt chết cùng với tụi nhỏ. “Chồng tôi đã suýt mất cả ba chúng tôi vào ngày hôm đó. Chúng tôi rất lo lắng về việc mang thai lần nữa”, cô chia sẻ.

Cô cũng sợ rằng cô đã quá lớn tuổi để có thể mang thai khỏe mạnh. Cô ấy đã 39 tuổi khi mang bầu cặp song sinh, được thụ thai qua các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Cô ấy lo lắng rằng cô ấy sẽ không bao giờ có con. Langston nói: “Tôi sợ càng sảy thai nhiều hơn, càng bị mất nhiều hơn”. Việc tìm hiểu tất cả những gì có thể về chứng tiền sản giật và cân nhắc những rủi ro liên quan đến việc mang thai thêm lần nữa giúp cô quyết định thử lại.

Và 9 tháng sau đó, cô đã thụ thai một cách tự nhiên. Qua thời gian mang bầu với nhiều nỗ lực, lo lắng và kiên nhẫn, cô đã có được một bé gái khoẻ mạnh. Cô phải trải qua ba tháng cuối cùng của thai kỳ một mình, không có chồng bên cạnh, gần một bệnh viện đại học với một đơn vị chăm sóc sơ sinh chuyên sâu. “Tôi nhận ra rằng nguy cơ tử vong vì chứng tiền sản giật còn thấp hơn nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông. Nếu tôi có thể đi xe mỗi ngày thì tôi có thể có thai. Đó là một cuộc đánh bạc khi mang thai lần nữa, nhưng tôi có thể có một hạnh phúc to lớn từ nguy cơ đó.”

Những nỗi sợ hãi phổ biến về việc mang thai một lần nữa

Nhà tâm lý trị liệu Gina Hassan, đến từ Berkeley, California, nói rằng sẽ hữu ích khi người phụ nữ - và chồng của họ - nói về nỗi sợ mang thai lần nữa. Hassan cho biết: “Nỗi sợ hãi có thể không biến mất, nhưng mối quan hệ của họ với nó có thể thay đổi”. Nói cách khác, việc thảo luận về những nỗi sợ hãi của bạn có thể khiến chúng ít đáng sợ hơn. Hassan cho rằng, nỗi đau không được giải quyết do những mất mát trước đây có thể dẫn đến sự sợ hãi. Điều đó bao gồm việc sợ gắn kết với sống bên trong bạn bởi vì quá gắn kết có thể dẫn đến đau khổ. Cô nói đây là một trong nhiều loại “tư duy huyền bí”. Cô ấy nói: “Không gắn kết không phải là một chính sách bảo hiểm chống lại điều gì đó không đúng. Sự thật là nó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta có thể khiến chính mình đau khổ khi lo lắng về những gì có thể xảy ra, và điều đó có lẽ không hữu ích.”

Căng thẳng sang chấn sau thai kỳ nguy cơ cao

Anna Glezer, bác sĩ tâm thần học tại Trung tâm Y tế Đại học California San Francisco, người chuyên về các vấn đề thai kỳ và sau sinh, cho biết một số phụ nữ bị rối loạn căng thẳng sang chấn do thai kỳ nguy cơ cao(PTSD). PTSD có thể là kết quả của một trải nghiệm sinh khó cũng như mất đi một đứa trẻ hoặc có thai kỳ bị chấn thương. Glezer ước tính có từ 1 – 9% phụ nữ bị PTSD sau khi sinh. Họ có thể trải nghiệm lại việc sinh con trong những cơn ác mộng, trở nên lo lắng hoặc dễ giật mình, hoặc tránh việc đến gặp bác sĩ sau sinh bởi vì việc đó diễn ra trong cùng một bệnh viện mà sang chấn xảy ra. Hassan cũng quan sát thấy các triệu chứng PTSD ở những bệnh nhân có thai kỳ có nguy cơ cao. “Toàn bộ ý tưởng mang thai lần nữa có thể gây ra lo lắng và có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng giống như chứng PTSD”, cô nói.

Cô đã tư vấn cho những phụ nữ không thể đối mặt với việc trở lại cùng một cơ sở siêu âm vì đó là nơi các bác sĩ không thể tìm thấy nhịp tim của thai nhi. Một phụ nữ có thể đổi bác sĩ, mặc dù cô ấy thích bác sĩ của mình, bởi vì đó là bác sĩ đã thông báo cho cô những tin xấu. Những phụ nữ có những nỗi sợ hãi rõ ràng hoặc các triệu chứng căng thẳng sang chấn không nên cố gắng chịu đựng một mình, Glezer nói. Họ có thể cân nhắc đến việc gặp bác sĩ tâm thần (có thể là một người chuyên về “tâm thần sinh sản”) hoặc một nhà trị liệu được đào tạo về các vấn đề sinh sản. Nhiều khu vực có các nhóm hỗ trợ và bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nhóm trực tuyến dành cho phụ nữ có mang thai có nguy cơ cao. Glezer nói thêm rằng có những loại thuốc có thể giúp ích và một số thậm chí có thể được dùng trong thời kỳ mang thai.

Quyết định thử lại

Pamela Wright đã sinh một cậu bé khỏe mạnh, vì vậy các bác sĩ của cô không có lý do để lo ngại về lần mang bầu thứ hai của cô. Nhưng sau đó cô đã bị vỡ ối ở 18 tuần. Wright đã bị tổn thương đến mức cô không thể nói về điều đó trong nhiều tháng. “Sự mất mát đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều”, cô chia sẻ.

Tuy nhiên, cuối cùng, cô bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt mà cô mô tả là “tuyệt vời” đối với những phụ nữ đã mất con vào cuối thời kỳ mang thai. Nói chuyện với những người khác đã bị tổn thương nhưng sau đó sinh con khoẻ mạnh giúp cô quyết định thử lại, và cô đã mang thai trong vòng vài tháng. Các bác sĩ của cô muốn cô chờ đợi lâu hơn, nhưng cô đã tập trung vào việc có một đứa con khác gần tuổi với con trai của cô. “Các bác sĩ lo lắng về sự sẵn sàng về thể chất và tình cảm của tôi hơn cả tôi”, cô nói.

Wright đã vượt qua được 34 tuần, nhưng cô ấy đã có những khoảng thời gian đáng sợ. Vào tuần thứ 23, cô được đưa lên giường nghỉ ngơi trong 7 tuần lễ. Cô đã rất sợ rằng cô sẽ hồi tưởng lại trải nghiệm của cô trong lần mang thai trước đó, nhưng cô biết rằng nếu cô được 28 tuần, con của cô sẽ có cơ hội sống sót nhiều hơn.

Trên giường bệnh của bệnh viện, cô đã làm hai việc để giữ bình tĩnh: cô tránh xa máy tính của mình để không tìm kiếm những thông tin khiến cô sợ hãi và cô đã tự học đan. Chẳng bao lâu cô đã đan được mũ trẻ sơ sinh cho đứa con gái mà cô đang mong chờ và một chiếc khăn cho con trai mình. “Điều đó đã giúp tôi có tinh thần,” cô chia sẻ. “Bất cứ khi nào tôi bắt đầu xúc động, tôi nghĩ rằng kết quả của tôi tốt hơn rất nhiều so với khi tôi bị sảy thai. Tôi nghĩ rằng nếu tôi có thể quyết tâm, tôi sẽ có thể đưa đứa bé này về nhà.”

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thai ky nguy co cao
Tin liên quan
Dành cho ông bố tương lai: 9 cách để giúp cô ấy có thai
Dành cho ông bố tương lai: 9 cách để giúp cô ấy có thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành một ông bố thì dưới đây là danh sách những điều bạn có thể làm trước khi nỗ lực thụ thai để đảm bảo bạn đời của mình có một thai kỳ khỏe mạnh.

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.

6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai
6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai

Có một đứa con là một trong những quyết định lớn lao, kỳ diệu, thực sự làm thay đổi mọi thứ.

Xem xét sơ đồ phả hệ trước khi cố gắng thụ thai
Xem xét sơ đồ phả hệ trước khi cố gắng thụ thai

Trước khi bạn có con, hãy xem xét kỹ về lịch sử sức khoẻ gia đình của bạn

Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!
Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!

Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  906 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống siro trị ho có giúp thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1293 lượt xem

Tôi nghe nhiều người mách là uống siro trị ho có thể hỗ trợ cho việc thụ thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Tôi có nên giảm giờ làm nếu đang cố gắng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  881 lượt xem

Thưa bác sĩ, công việc của tôi chiếm khá nhiều thời gian, rất nhiều hôm phải tăng ca. Đợt này tôi đang lên kế hoạch sinh em bé, không biết tôi có nên giảm giờ làm để cố gắng thụ thai không, thưa bác sĩ! Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Căng thẳng stress ở nam giới có ảnh hưởng đến việc có thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1060 lượt xem

Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1028 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây