1

Tôi có nên tiếp tục đến gặp bà mụ (đỡ đẻ) nếu tôi mang thai đôi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi vừa biết mình mang thai đôi. Tôi có nên tiếp tục đến gặp bà mụ (đỡ đẻ) nữa không ạ? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên nhé! Cảm ơn bác sĩ!
Tôi có nên tiếp tục đến gặp bà mụ (đỡ đẻ) nếu tôi mang thai đôi không? Tôi có nên tiếp tục đến gặp bà mụ (đỡ đẻ) nếu tôi mang thai đôi không?

Bác sĩ trả lời: 

- Nếu bạn đã tìm được một bà mụ cho dịch vụ chăm sóc sớm trước khi sinh, việc biết bạn đang mang thai đôi đồng nghĩa với việc hãy xem xét lại kế hoạch của bạn.

Một số nữ hộ sinh được chứng nhận sẽ tiếp tục làm việc với những phụ nữ mang thai đôi, nhưng nhiều người sẽ không. Ngay cả khi bạn còn trẻ và sức khoẻ hoàn hảo, nều mang đa thai thì cũng được coi là “có nguy cơ cao”. Mang đa thai khiến tình trạng sinh non (sinh trước 37 tuần) cũng như những biến chứng khác có thể xảy ra nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là có thể bạn sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa hay bác sĩ chuyên về thời gian chu sản (bác sĩ sản khoa chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao) nhưng bà mụ của bạn có thể ở lại để chăm sóc và thậm chí có thể đỡ đẻ cho bạn. Một số nữ hộ sinh làm việc trong bệnh viện có thỏa thuận hợp tác với bác sĩ sản khoa, người hỗ trợ và tư vấn về các trường hợp mang thai đôi do nữ hộ sinh quản lý. Tuy nhiên, một số bệnh viện có hướng dẫn không cho phép nữ hộ sinh chăm sóc cho phụ nữ mang thai đôi hoặc đỡ đẻ cho họ.

Nếu bà mụ của bạn chỉ đỡ đẻ ở trung tâm sinh sản thì bà ấy sẽ không thể tiếp tục việc chăm sóc trước khi sinh cho bạn vì mang đa thai được xem là có nguy cơ cao đến mức mà một bà mụ tại trung tâm sinh sản không thể đảm nhận.

Một số bác sĩ có điều trị các ca mang thai đôi tại nhà, nhưng việc sinh đôi tại nhà này rất nguy hiểm. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn sinh con tại bệnh viện.

Nếu cặp song sinh cùng chung túi nước ối hoặc không phát triển bình thường, hoặc nếu bạn hoặc chúng phát triển các biến chứng khác thì bạn sẽ được đề nghị được chăm sóc đặc biệt bởi một bác sĩ nhi khoa trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn thăm khám cả bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh và bác sĩ nhi khoa thì ba người này sẽ cần thảo luận với nhau để làm việc ăn ý. Nữ hộ sinh có thể tiếp tục chỉ đạo việc chăm sóc của bạn với bác sĩ sản khoa nếu cần. Hoặc bác sĩ sản khoa sẽ chỉ đạo và nữ hộ sinh đóng vai trò phụ, hỗ trợ.

Giả sử bạn không phát triển bất cứ biến chứng nào và vẫn tiếp tục thăm khám bác sĩ thì cô ấy cuối cùng có thể quyết định cho bạn sinh thường miễn là cả hai bé đều ở tư thế ngôi thuận và quá trình chuyển dạ của bạn trơn tru. Quá trình sinh sẽ diễn ra trong phòng sinh của bệnh viện – hoặc có thể là phòng sinh với bác sĩ sản khoa và đội ngũ y tế thường tham gia vào các ca sinh đôi.

Ngay cả khi cả hai bé đều ở vị trí ngôi thuận trong quá trình chuyển dạ cũng không có gì đảm bảo rằng đứa bé thứ hai sẽ giữ tư thế đó sau khi đứa thứ nhất được sinh ra (mặc dù nhóm y tế của bạn sẽ làm hết khả năng để làm cho điều đó xảy ra). Bác sĩ sản khoa có thể sẽ tiếp quản chỉ đạo này nếu bé thứ hai không còn ở tư thế ngôi thuận, hoặc bạn cuối cùng sẽ phải sinh mổ. Trong trường hợp đó, nữ hộ sinh có thể sẽ ở lại để hỗ trợ chăm sóc cho bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động.

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Chạy khi mang thai: Nên hay không?
Chạy khi mang thai: Nên hay không?

Chạy là một cách nhanh chóng để hoạt động trái tim và cơ thể, tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, cũng giống như đi bộ, bạn có thể chạy bất cứ nơi nào, do đó sẽ dễ dàng phù hợp với mọi kế hoạch của bạn.

Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn không?
Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng thuốc nhuộm tóc khi tôi đang mang thai có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?
Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, việc ngồi trên ghế massage rung trong khi đang mang thai có an toàn không? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có nên tiếp tục uống bổ sung Acid folic không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

Em có dự định mang thai và hiện tại em đang uống bổ sung Acid folic, được 1 tháng nay. Không biết là nếu giờ em mang thai thì có nên tiếp tục uống thuốc này được không ạ?

Thai 26 tuần vừa lưu, giờ mang thai tiếp, được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  787 lượt xem

Cách đây gần 4 năm, em đã từng sanh mổ bé gai đầu khỏe mạnh (bé nặng 3,5kg). Cuối năm trước, em mang bầu lần hai được 26 tuần thì không may bị lưu thai, phải uống thuốc cho thai ra. Hiện, vợ chồng em đều đã lớn tuổi nên muốn thả để mang thai tiếp có được không, thưa bs?

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2203 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3772 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1458 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây