1

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và cách phòng ngừa

Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông máu đến một phần não bị gián đoạn. Các tế bào não sẽ không nhận được oxy và bắt đầu chết. Điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như yếu cơ, liệt, mất khả năng nói chuyện, đi lại, suy giảm nhận thức và thậm chí là tử vong. Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ nhưng nguy cơ sẽ tăng lên khi mắc một số bệnh lý nhất định, ví dụ như tăng huyết áp, cholesterol cao hay đái tháo đường.
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và cách phòng ngừa Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và cách phòng ngừa

Đột quỵ có thể gây tử vong. Cho dù may mắn sống sót thì cũng phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi và cũng có nhiều trường hợp không thể phục hồi hoàn toàn. Trên thực tế, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật. Do đó, tốt hơn hết nên phòng ngừa đột quỵ ngay từ đầu. Để phòng ngừa đột quỵ một cách hiệu quả thì trước tiên cần biết được các yếu tố nguy cơ của bản thân.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

1. Tăng huyết áp

Huyết áp bình thường, khỏe mạnh là dưới 120/80mmHg. Tăng huyết áp (cao huyết áp) là tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch máu cao hơn bình thường.

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng trong suốt một thời gian dài nên rất nhiều người bị tình trạng này mà không biết. Tuy nhiên, áp lực máu ở mức cao sẽ dần dần làm hỏng mạch máu và góp phần làm hình thành cục máu đông trong các mạch máu ở não. Những điều này có thể dẫn đến đột quỵ.

Tăng huyết áp không chỉ dẫn đến đột quỵ mà còn có thể gây ra bệnh tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.

Người bị tăng huyết áp nên đi khám sức khỏe và đo huyết áp thường xuyên. Ngoài ra cần điều chỉnh chế độ ăn và lối sống để kiểm soát huyết áp, gồm có có giảm lượng muối, duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng và hạn chế uống rượu. Nếu được kê thuốc, hãy sử dụng thuốc đều đặn.

2. Cholesterol cao

Ngoài huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cũng là một chỉ số quan trọng cần theo dõi sát sao. Cholesterol trong máu quá cao có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và làm hình thành cục máu đông. Để duy trì mức cholesterol khỏe mạnh, hãy thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch gồm nhiều trái cây và rau củ, hạn chế muối và chất béo, tập thể dục thường xuyên.

3. Hút thuốc

Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại, chẳng hạn như carbon monoxide, có thể gây tổn hại hệ thống tim mạch và làm tăng huyết áp. Thêm nữa, hút thuốc còn có thể gây tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch. Tình trạng này sẽ làm hình thành cục máu đông và làm giảm sự lưu thông máu đến não. Hút thuốc cũng trực tiếp làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

4. Đái tháo đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người không bị đái tháo đường. Cả hai loại bệnh đái tháo đường đều không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương các cơ quan và tổn thương thần kinh.

5. Các bệnh lý khác

Các bện lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gồm có:

  • Bệnh động mạch ngoại biên: tình trạng hẹp động mạch do mảng xơ vữa tích tụ ở thành mạch máu
  • Bệnh động mạch cảnh: hẹp các động mạch nằm ở hai bên cổ do mảng xơ vữa
  • Rung nhĩ: một dạng rối loạn nhịp tim, dẫn đến lưu thông máu kém và hình thành cục máu đông. Cục máu động có thể di chuyển đến não.
  • Bệnh tim: một số loại bệnh tim, chẳng hạn như bệnh động mạch vành, bệnh van tim và dị tật tim bẩm sinh có thể gây ra cục máu đông
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: hồng cầu có hình dạng bất thường, bám vào thành mạch máu và cản trở dòng máu chảy đến não.
  • Tiền sử bị cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ)

Phòng ngừa đột quỵ

Trong số các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, gồm có tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình và bệnh sử cá nhân. Tuy nhiên cũng có những yếu tố có thể thay đổi được. Đối với những người đang bị tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường hoặc béo phì, kiểm soát những vấn đề này là điều cần thiết để phòng ngừa đột quỵ. Các vấn đề sức khỏe này có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, ví dụ như:

  • Ăn uống cân bằng, lành mạnh. Ăn ít muối và ăn nhiều rau củ quả. Tránh các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Hạn chế đường và rượu bia.
  • Bỏ thuốc lá. Một số người có thể cai thuốc mà không cần bất cứ biện pháp hỗ trợ nào nhưng điều này là rất khó. Nếu cảm thấy quá khó, bạn có thể thử liệu pháp thay thế nicotine để giảm dần cơn thèm thuốc. Ngoài ra, hãy tránh xa những người, tình huống hoặc địa điểm có thể gây ra cơn thèm thuốc. Ở gần một người hút thuốc sẽ khơi gợi cảm giác thèm thuốc. Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không thành công, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê thuốc. Hiện có nhiều loại thuốc giúp giảm cảm giác thèm thuốc lá.
  • Tập thể dục. Tập thể dục cường độ vừa phải từ 3 đến 5 ngày một tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút sẽ giúp kiểm soát huyết áp, cholesterol và cân nặng. Không cần thiết phải tập cường độ quá cao. Bạn có thể chọn bất kỳ hình thức tập luyện nào mà bản thân cảm thấy vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đánh cầu lông hoặc tập các bài tập tại chỗ.
  • Giảm cân nếu thừa cân. Tập thể dục thường xuyên và thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp
    giảm cân, nhờ đó giúp hạ huyết áp và giảm cholesterol. Chỉ cần giảm 2 đến 5kg là đủ để tạo nên sự khác biệt lớn.
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm để kiểm tra các chỉ số như huyết áp, cholesterol và đường huyết.
  • Điều trị các bệnh lý đang mắc: Nếu mắc các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ, hãy tuân theo điều trị để giảm nguy cơ. Ví dụ, những người bị đái tháo đường cần kiểm soát lượng đường trong máu, điều này sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ và các biến chứng khác. Các biện pháp để kiểm soát lượng đường trong máu gồm có dùng thuốc, tập thể dục thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn.

Cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

Đột quỵ có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bản thân hoặc một ai đó có dấu hiệu đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian gián đoạn lưu thông máu đến não càng kéo dài thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đột quỵ được chẩn đoán bằng cách nào?
Đột quỵ được chẩn đoán bằng cách nào?

Phát hiện và cấp cứu đột quỵ kịp thời là điều rất quan trọng. Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ gồm có các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT và MRI, xét nghiệm máu và điện tâm đồ. Những phương pháp này giúp xác định loại đột quỵ, vị trí đột quỵ và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ.

Bệnh Behcet là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?
Bệnh Behcet là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Bệnh Behcet, hay còn được gọi là hội chứng Behcet, là một chứng rối loạn hiếm gặp có đặc trưng là viêm mạch máu ở khắp cơ thể.

Ngừng tim đột ngột: Nguyên nhân và cách điều trị
Ngừng tim đột ngột: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngừng tim đột ngột là tình trạng mất chức năng tim, nhịp thở và ý thức đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra do hệ thống điện của tim có vấn đề, làm gián đoạn hoạt động bơm máu của tim và dẫn đến ngừng lưu thông máu trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây