1

CÁC BỆNH LÀNH TÍNH CỦA VÚ

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

Các bệnh lành tính của vú được phân chia theo các nhóm dưới đây: đau vú, u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú, tiết dịch vú, áp xe vú và rối loạn tiết sữa, u vú lành tính.

I. ĐAU VÚ

  • Thường gặp ở phụ nữ có trạng thái thần kinh không ổn định.
  • Có thể đau theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, bệnh nhân thường có cảm giác nặng và đầy ở vú trong tuần trước khi hành kinh và mất đi sau khi thấy kinh, được coi là đau vú có chu kỳ. Đau vú không theo chu kỳ có thể kết hợp với giãn ống tuyến có thể phát hiện qua chụp vú.

II. HOẠI TỬ TỔ CHỨC MỠ

  • Thường gặp sau chấn thương hoặc tổn thương do sinh thiết có thể gây khối cứng và thường đi kèm với co kéo núm vú. Phải sinh thiết loại trừ ung thư vú. Điều trị phải trích lấy khối.
  • Điều trị đau núm vú: vì nguyên nhân không rõ và liên quan đến nội tiết nên hướng điều trị là: giảm đau và các thuốc nội tiết như: danasol, tamoxifen 100mg x 2 viên/ngày, progesteron 10mg (TB) từ ngày 12 của kỳ kinh.
  • Mỡ progestagen bôi vú từ ngày 12-25 kỳ kinh.

III. U XƠ TUYẾN VÚ (FIBRIOADENOSIS)

  • Là khối u khu trú hoặc khuếch tán, mật độ mềm, gặp ở phụ nữ trong nhóm tuổi sinh đẻ hoặc tiền mãn kinh.
  • Nguyên nhân: do mất cân bằng nội tiết estrogen, progestron, prolactin.
  • Về tổ chức học gồm xơ hoá tuyến và quá sản biểu mô tuyến vú hình thành nang.
  • Chẩn đoán: dựa vào sờ thấy các khối mềm xuất hiện vào nửa sau của kỳ kinh, gặp ở nửa ngoài vú và có thể cả hai bên vú. Chọc hút tìm tế bào ung thư, sinh thiết, chụp vú để loại trừ tổn thương ác tính.
  • Điều trị: căn cứ vào lý thuyết thì methylxanthin kích thích giải phóng cathecholamin, nó kích thích hệ thống cyclic adeno monophosphat (AMP) ở vú. Mono thấy rằng nếu kiêng hoàn toàn methylxanthin (cà phê, chè, sôcôla) thì bệnh giảm đi nhiều so với nhóm chứng.
  • Vitamin E 600 UI/j.
  • Cơ chế tác dụng là điều chỉnh tỉ lệ estradiol/progesteron.

IV. BỆNH NANG VŨ (CYSTIC DISEASE)

  • Thường gặp ở lứa tuổi 30-50 có liên quan đến nội tiết. Nang thường là những khối riêng rẽ di động, mật độ căng. Chọc hút dịch nang sẽ thấy có màu vàng xanh hoặc nâu. Nếu dịch hút ra là máu thì phải sinh thiết sau hút dịch. Nếu nang tái phát sau hút thì phải hút lại và nếu khối u vẫn tồn tại thì sinh thiết điều trị: chọc hút dịch nang và dùng nội tiết như danazol.

V. TIẾT DỊCH NÚM VÚ (NIPPLE DISCHARGE)

Tiết dịch ở vú thời kỳ không nuôi con có thể gặp những nguyên nhân sau: ung thư vú, papilloma ống tuyến, giãn hoặc xơ nang ống tuyến hoặc dùng thuốc tránh thai, tăng tiết sữa thường kết hợp với hội chứng vô kinh, vô sinh không phóng noãn thường do prolactin tăng cao.

- Khám lâm sàng cần phải chú ý những điểm sau:

  • Dịch tiết: trong, lẫn máu, hoặc có màu khác.
  • Tiết dịch có kèm theo khối u không ?
  •  Có một hay nhiều tia ?
  • Dịch ra liên tục hay từng đợt, ra tự nhiên, phải vắt ?
  • Dịch tiết có liên quan với kỳ kinh không ?
  • Tiết dịch trước mãn kinh hay sau mãn kinh ?
  • Có uống thuốc tránh thai hay uống estrogen không ?

- Chẩn đoán phân biệt:

  • Dịch tiết ra từ một ống tuyến hay lẫn máu thường là do papilloma hoặc ít gặp hơn là ung thư vú, do đó phải làm tế bào để phát hiện ung thư. Nếu dịch kèm theo khối u thì phải sinh thiết.
  • Phân biệt với đa tiết sữa do tăng prolactin của tuyến yên hoặc uống thuốc tránh thai, dịch tiết là mủ gặp trong áp xe quanh quầng vú.

- Điều trị: nếu tiết dịch không kèm theo u thì theo dõi hàng tháng, chụp vú để xác định tổn thương.

VI. ÁP XE VÚ

  • Gặp ở thời kỳ nuôi con hoặc ngoài thời kỳ nuôi con.
  • Vi khuẩn vào vú khi nuôi con qua những khe hở ở đầu vú, ở giai đoạn sớm biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau, có thể dùng kháng sinh hoặc chạy hồng ngoại, nếu khối viêm khu trú có mủ phải trích dẫn lưu.

VII. VÚ BẤT THƯỜNG

  • Có thể gặp trong những trường hợp vú teo, kém phát triển hoặc phì đại tuyến vú. Cần phẫu thuật tạo hình.

VIII. U TUYẾN XƠ (FIBROADENOMA)

  • Là khối u có vỏ bọc, thường gặp trong lứa tuổi sinh đẻ từ 15-25 tuổi. Có thể mọc lên từ một bên hoặc hai bên. Đặc tính của nhân là cứng, di động và có kích thước to, nhỏ khác nhau.
  • Bệnh sinh: có hai loại fibroadenoma quanh tiểu ống hoặc trong tiểu ống. Nếu nhân phát triển từ trong tiểu ống thì kích thước to, căng. Khi có thai nhân xơ thường to ra ảnh hưởng nội tiết.
  • U phyloid: là loại u tuyến xơ với lớp đệm phát triển nhanh, dễ tái phát nếu xử trí không triệt để. U phyloid ít khi ác tính.
  • Điều trị: cắt bỏ khối u, nhưng vì khối u to, tránh tái phát nên cắt bỏ vú.

 

 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Chẩn đoán và điều trị nội khoa cường cận giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính  - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm màng bồ đào trước cấp tính - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho bệnh nhân nặng hồi sức cấp cứu  - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Tình dục an toàn và lành mạnh cho phụ nữ
Tình dục an toàn và lành mạnh cho phụ nữ

Đối với phụ nữ, sức khỏe tình dục có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe tổng thể.

Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?

Khó có thể phân biệt được giữa “cảm lạnh thông thường” – bệnh có thể khiến bé mệt nhưng không nguy hiểm – với các chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt xuất hiện ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây.

Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng
Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng

Mặc dù các bệnh xã hội chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo và đường hậu môn nhưng một số bệnh lây qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1117 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1168 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  680 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1748 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây