Cà phê có làm tăng cholesterol không?
Đúng là cà phê có thể làm tăng mức cholesterol nhưng điều này còn phụ thuộc vào cách pha chế và lượng tiêu thụ. Ở những người nhạy cảm với caffeine, cà phê có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất dạng sáp, giống chất béo do gan tạo ra và có trong mọi tế bào của cơ thể.
Ngoài ra, cholesterol còn có trong một số loại thực phẩm như thịt mỡ, dầu dừa, bơ, các sản phẩm từ sữa nguyên kem... Cholesterol được chia thành cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Nồng độ cholesterol xấu quá cao trong máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia về sức khỏe đều khuyến nghị mọi người nên hạn chế lượng cholesterol trong chế độ ăn uống.
Cà phê cũng chứa cholesterol nhưng không nhiều bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, cà phê có thể tác động đến quá trình sản xuất cholesterol trong cơ thể.
Mối liên hệ giữa cà phê và cholesterol
Một số nghiên cứu trong vài năm gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa cà phê và nồng độ cholesterol trong máu.
Theo một nghiên cứu, các loại dầu trong cà phê (diterpene), chẳng hạn như cafestol và kahweol, là nguyên nhân làm tăng mức cholesterol. Dầu cà phê có trong cả cà phê thông thường và cà phê khử caffeine.
Nghiên cứu cho thấy cafestol ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và kiểm soát nồng độ cholesterol của cơ thể. Theo một bản phân tích tổng hợp các nghiên cứu về cà phê và cholesterol, dầu trong cà phê có thể làm giảm axit mật và sterol trung tính. (1)
Điều này có thể dẫn đến tăng nồng độ cholesterol trong máu. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận cafestol là "hợp chất làm tăng mức cholesterol mạnh nhất trong chế độ ăn uống của con người."
Ở những người mang đột biến gen làm chậm quá trình chuyển hóa cà phê trong cơ thể và uống từ 2 cốc cà phê trở lên mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ cao hơn.
Xem thêm: Caffeine có tác động thế nào đến cơ thể?
Lợi ích của cà phê
Mặc dù đúng là cà phê làm tăng nồng độ cholesterol trong máu nhưng mức tăng thường chỉ rất nhẹ và không phải điều đáng lo ngại, trừ khi uống quá nhiều cà phê mỗi ngày. Khi uống vừa phải thì cà phê còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Uống cà phê không làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Nguy cơ chỉ tăng do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ví dụ như hút thuốc và lười vận động.
Thậm chí, uống cà phê thường xuyên còn được chứng minh là giúp làm giảm nguy cơ tử vong sớm và ngăn ngừa một số bệnh như:
- Tiểu đường tuýp 2
- Bệnh gan
- Bệnh Parkinson
- Bệnh Alzheimer
- Một số bệnh ung thư
- Trầm cảm
Tác hại của cà phê
Lợi ích rõ nhất mà cà phê mang lại là giúp nạp năng lượng cho cơ thể, cải thiện tâm trạng, sự tỉnh táo và tăng khả năng tập trung. Đó là lý do tại sao cà phê là loại đồ uống được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Những lợi ích này là nhờ chất caffeine trong cà phê.
Caffeine là một chất kích thích và việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn như bồn chồn, mất ngủ, đau đầu, đau bụng và lo âu. Những người nhạy cảm với caffeine sẽ dễ gặp phải những vấn đề này hơn và nên hạn chế lượng cà phê tiêu thụ hoặc uống cà phê khử caffeine.
Ngoài ra, caffeine còn có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:
- Mất ngủ
- Lo âu và trầm cảm
- Cao huyết áp
- Các vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim
- Bệnh thận
- Bệnh dạ dày mãn tính, ví dụ như viêm loét dạ dày
Có một số bằng chứng cho thấy những phụ nữ cao tuổi bị thiếu canxi sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nếu tiêu thụ nhiều caffeine.
Caffeine còn có thể tương tác với một số loại thuốc và thảo dược, ví dụ như:
- Các thuốc kháng sinh nhóm quinolon như ciproflaxin và norfloxacin
- Thuốc trị hen suyễn, chẳng hạn như theophylline
- Thuốc điều trị trầm cảm
- Thuốc chống đông máu
- Các loại thuốc kích thích, chẳng hạn như thuốc trị nghẹt mũi
- Thuốc giảm cân có chứa caffeine
- Thuốc giảm đau có chứa caffeine
Caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn có trong trà đen, trà xanh, sô cô la, nước tăng lực và một loại nước ngọt.
Tóm tắt bài viết
Mặc dù cà phê có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu nhưng mức tăng không đáng kể và không gây hại đến sức khỏe.
Tuy nhiên, những người vốn đã có chỉ số cholesterol cao nên hạn chế uống cà phê.
Dầu dừa từ lâu đã được con người sử dụng trong nấu nướng nhưng gần đây loại dầu này đang gây ra nhiều tranh cãi về các tác động đến sức khỏe, đặc biệt là tác động đến mức cholesterol.
Dầu ô liu là một nguyên liệu được dùng phổ biến trong nấu ăn nhờ có mùi vị đặc biệt. Từ lâu, dầu ô liu đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và trong vài năm gần đây, loại dầu này còn được biết đến với những lợi ích đối với da. Dầu ô liu có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giúp cho da căng mịn và đàn hồi. Một số người còn cho rằng xoa dầu ô liu lên ngực có thể làm cho ngực trở nên đầy đặn và săn chắc hơn.
Khế là một loại quả không được phổ biến như táo, chuối, bưởi, cam, quýt… nhưng cũng đem lại rất nhiều lợi ích.
Uống cà phê trước khi ngủ trưa giúp làm tăng mức năng lượng một cách hiệu quả hơn so với chỉ uống cà phê hoặc chỉ ngủ trưa.
Trong cuộc sống bạn rộn, cà phê hòa tan là sản phẩm được rất nhiều người lựa chọn vì thời gian pha chế nhanh chóng và giá cũng rẻ hơn so với cà phê pha phin. Cà phê hòa tan thậm chí còn chiếm hơn 50% tổng lượng cà phê tiêu thụ ở một số quốc gia.
- 0 trả lời
- 663 lượt xem
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ