1

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

1. Viêm nướu răng cấp tính là gì?

Viêm nướu răng cấp tính là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đây là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm lợi cấp ở trẻ em tại khu trú phần nướu của răng, còn các mô khác của hệ thống nha chu như: xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement gốc răng thì không bị ảnh hưởng.

Viêm nướu răng cấp tính có thể chỉ khu trú ở gai nướu, viền nướu một răng, một nhóm răng hoặc lan tỏa cả một cung hàm hay hai hàm.

2. Nguyên nhân viêm nướu răng cấp tính ở trẻ

  • Viêm lợi khi mọc răng:

Đây là tình trạng xảy ra khi mọc răng ở trẻ, nhưng chỉ có tính chất tạm thời. Quá trình mọc răng khiến cho thức ăn tích tụ và tạo nên các mảng bám vi khuẩn. Trong một số trường hợp bệnh có thể gây viêm quanh thân răng hoặc áp-xe quanh thân răng. Bệnh thường gặp ở trẻ 6 – 7 tuổi ở răng số 6 và số 7.

  • Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát:

Hay còn gọi là viêm lợi miệng phồng rộp, đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes single tuýp 1 gây nên bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Virus lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí với thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Bệnh hay gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2-5 nhưng cũng có thể gặp ở tuổi lớn hơn. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng ít mắc do nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ.

  • Loét áp-tơ niêm mạc miệng:

Là một tổn thương loét, đau, trên nền niêm mạc di động, xảy ra ở cả trẻ em tuổi học đường và người lớn. Lứa tuổi hay gặp là từ 10-19 tuổi. Có thể do các yếu tố tại chỗ hoặc toàn thân như gene, yếu tố miễn dịch, sự lây nhiễm vi sinh vật, stress, thiếu hụt các vi tố hoặc các yếu tố đặc hiệu.

  • Viêm niêm mạc miệng cấp do tưa lưỡi:
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Tưa lưỡi ở trẻ

 

Nấm Candida bình thường cư trú trong khoang miệng không gây bệnh, nhưng có thể sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh khi sức đề kháng của mô mềm ở trong miệng của trẻ giảm. Bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ sau khi dùng một liệu pháp kháng sinh tại chỗ hoặc gặp ở trẻ sơ sinh, do trong quá trình được sinh ra nhiễm nấm từ cơ quan sinh dục của mẹ.

  • Viêm lợi loét hoại tử cấp tính:

Là một nhiễm khuẩn cấp tính, thường do giảm sức đề kháng hay những tình trạng khác, làm thay đổi mối tương quan vật chủ - vi khuẩn giữa con người và vi khuẩn Borrelia vincenti. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em trước tuổi đến trường, đôi khi xảy ra ở tuổi 6-12 và thường gặp hơn ở tuổi thanh thiếu niên.

Ngoài ra, viêm nướu răng cấp tính thường thấy ở bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi từ trước; trẻ em bị suy dinh dưỡng; stress dẫn đến nồng độ corticoid huyết thanh tăng được coi là một cơ chế của ANUG.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng cấp tính

Những dấu hiệu của viêm nướu cấp tính bao gồm:

  • Đau nướu dữ dội, đặc biệt khi ăn thức ăn chua, mặn.... Có thể xuất hiện từng tổn thương loét nhỏ, đơn lẻ; tổn thương loét lớn hoặc xuất hiện rất nhiều tổn thương loét, hoặc kèm theo tổn thương loét ở vị trí khác trong cơ thể;
  • Hôi miệng do sự tích tụ của vi khuẩn và mô hoại tử;
  • Nướu sưng đỏ, chảy máu nướu thậm chí khi chỉ nhấn nhẹ vào nướu;
  • Xuất hiện lớp màng mỏng màu xám trên nướu, các vết loét giữa răng và nướu;
  • Khi trẻ bị viêm nướu răng cấp tính do tưa lưỡi, trong miệng bé sẽ có những mảng trắng dày, nổi lên trên bề mặt niêm mạc má, lợi, vòm miệng;
  • Đau đầu, sốt và mệt mỏi, khó chịu;
  • Sưng bạch huyết ở cổ, đầu và hàm.

4. Cách xử trí và phòng ngừa bệnh viêm nướu răng ở trẻ em

 

4.1. Cách xử trí viêm nướu răng cấp tính ở trẻ

  • Đối với viêm nhẹ: Bệnh nhân cần tăng cường vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng bàn chải mềm. Dùng nước súc miệng đặc hiệu để làm giảm hình thành mảng bám, dùng oxy già để oxy hóa và làm sạch mô hoại tử;
  • Loại bỏ mảng bám và cao răng: Bạn cần đưa trẻ đến phòng khám để nha sĩ lấy cao răng. Sau khi đã làm sạch, nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám;
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ ăn mềm và giàu dinh dưỡng, bù nước đầy đủ.

4.2. Phòng ngừa viêm nướu răng cấp tính ở trẻ

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 3 tuổi bằng cách dùng gạc quấn vào ngón trỏ của mình rồi nhúng vào nước sôi để nguội chà vào răng và nướu của trẻ. Bố mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến niêm mạc non nớt ở trẻ;
  • Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy dạy con cách vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng để tránh các tác nhân gây bệnh viêm nướu răng ở trẻ em;
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm có thể chải sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi. Thay bàn chải đánh răng sau ba đến bốn tháng;
  • Dùng thêm chỉ nha khoa để lấy bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối và các dung dịch súc miệng khác để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng;
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn vặt, món ăn chứa nhiều đường vì chúng có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mảng bám;
  • Khám răng miệng định kỳ cho trẻ 1 tuổi trở lên để ngăn ngừa sự phát triển các bệnh lý răng miệng tốt nhất.
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Khám răng định kỳ cho trẻ

 

Các bệnh về nướu có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác. Khi viêm nướu răng cấp tính ở trẻ trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây các biến chứng nguy hiểm đến trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Tháng thứ 12 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 12 sau khi bé chào đời

Cuối cùng trẻ đã sắp bước đến dấu mốc quan trọng đầu tiên của cuộc đời - sinh nhật một tuổi. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu về tháng cuối cùng trong năm đầu đời của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  884 lượt xem

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  846 lượt xem

Không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng trẻ 4 tháng 11 ngày biếng bú, nhẹ cân

Em rất hay bị tình trạng tắc tia sữa, mà sữa cũng rất ít. Bé trai nhà em bú trực tiếp nhưng mỗi lần bé chỉ ti chưa đầy 10 phút cả 2 bên. Bé hiện nay được 4 tháng 11 ngày nhưng chỉ nặng 5,8kg thì có bị suy dinh dưỡng không ạ? Em có cho bé uống thêm sữa ngoài nhưng bé không chịu bú bình, mà đút muỗng thì mỗi lần chỉ được 20-30ml. Bé bú trực tiếp mẹ nên em cũng không biết mỗi lần bé ti được bao nhiêu. Tháng gần đây bé tăng cân ít, chỉ 400g. Ngày bé đi tiểu hơn 7 lần, đêm ngủ không sâu giấc, dậy mấy lần. Em không biết mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1105 lượt xem

Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?

Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  624 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 738 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 772 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 786 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 728 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 919 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây