1

Viêm màng ngoài tim cấp: Những điều cần biết

Viêm màng ngoài tim (VMNT) là một bệnh lý cấp tính đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh và xử trí cấp cứu. Nếu chẩn đoán muộn có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp chèn ép tim cấp hoặc tiên lượng xấu trong VMNT co thắt. Bệnh hay gặp ở nam hơn nữ

1. Viêm màng ngoài tim cấp là gì?

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý xảy ra khi màng quanh tim bị viêm, gây ra đau ngực và hình thành dịch màng ngoài tim. Màng ngoài tim che phủ tim và phần gần của đại động mạch và tĩnh mạch chủ xuất phát từ tim. MNT bao gồm hai lá: lá tạng là màng trong nằm sát thượng mạc cơ tim, lá thành gồm phần màng trong và màng sợi. Bình thường chứa 35-50ml dịch có ít albumin, dịch này được tiết bởi tế bào trung mô ở màng trong của màng ngoài tim. Bệnh có 2 dạng là: Viêm màng ngoài tim cấp tính (xảy ra bất thình lình) hoặc mãn tính (diễn ra liên tục trong thời gian dài).

Viêm màng ngoài tim cấp có thể làm cho màng ngoài tim hóa sẹo, trở nên mỏng đi và tim bị siết lại. Bệnh có khả năng gây ra nhiều triệu chứng khác, như giảm lưu lượng máu đi ra từ tim. Điều này xảy ra khi có quá nhiều dịch đọng lại trong màng tim, tạo ra áp lực quá lớn lên trái tim, làm cho tim không thể bơm đầy máu như bình thường. Đối với trường hợp nặng, huyết áp bệnh nhân có thể giảm xuống mức nguy hiểm, dẫn đến tử vong.

 

Viêm màng ngoài tim cấp: Những điều cần biết
Khi màng quanh tim bị viêm được gọi là bệnh lý viêm màng ngoài tim

 

2. Nguyên nhân gây ra viêm màng ngoài tim cấp

Viêm màng ngoài tim cấp có thể do những nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Vô căn
  • Do viêm nhiễm:
    • Các loại virus: Coxsackie A, B (thường gây bệnh tay - chân - miệng), quai bị, Adenovirus (gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau như hệ hô hấp, tiêu hoá, mắt, tiết niệu), bệnh viêm gan,..
    • Vi khuẩn : phế cầu, liên cầu, tụ cầu khuẩn,...
    • Vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis)
    • Nấm: các chủng Histoplasmosis, Coccidioidomycosis, Aspergillosis
    • Ký sinh trùng: như Toxoplasmosis, Echinococcus.
  • Mắc bệnh tự miễn hoặc một số bệnh lý khác:
    • Hội chứng Dressler, hội chứng sau nhồi máu cơ tim muộn,...
    • Bệnh mô liên kết và các bệnh viêm như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,...
  • Do tác dụng của các thuốc, bao gồm procainamide, hydralazine, isoniazid,...
  • Bệnh nhân sau ghép tim
  • Ung thư: nguyên phát, thứ phát, sau xạ trị ung thư
  • Các vấn đề về chuyển hóa: ure máu cao, suy giáp, tăng cholesterol máu, bệnh gout
  • Do chấn thương: chấn thương ngực kín, vỡ tim, vỡ đại động mạch,...
  • Bóc tách động mạch chủ

 

3. Triệu chứng lâm sàng của viêm màng ngoài tim cấp

3.1. Triệu chứng cơ năng

  • Đau ngực là triệu chứng thường gặp của viêm màng ngoài tim cấp, cơn đau thường ở sau xương ức, cảm giác đau buốt, có thể nặng dữ dội, nhưng cũng có trường hợp đau âm ỉ kéo dài cả ngày, đau thường lan lên vùng cổ và sau lưng. Ngoài ra, triệu chứng đau ngực thường kèm theo sốt và đau mỏi cơ, tương tự như khi nhiễm virus thông thường.
  • Bệnh nhân viêm màng ngoài tim cấp đôi khi gặp phải triệu chứng khó thở, nhưng thường xuất hiện sau giai đoạn đau ngực (bệnh diễn tiến thành tràn dịch màng ngoài tim).
  • Cảm giác khó chịu, căng thẳng, buồn bã.

3.2. Triệu chứng thực thể

Nghe tim là dấu hiệu giúp chẩn đoán bệnh. Theo đó, bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim cấp thì khi nghe tim sẽ thấy có tiếng cọ phát ra từ màng ngoài tim. Vị trí tốt nhất để nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim là ở phía thấp của bờ trái xương ức, có thể nghe thấy khi yêu cầu bệnh nhân ngồi hơi cúi ra trước và nín thở sau khi hít một hơi sâu.

4. Dấu hiệu cận lâm sàng giúp chẩn đoán viêm màng ngoài tim cấp

4.1. Điện tâm đồ (ECG)

ECG của viêm màng ngoài tim cấp sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu của bệnh: Thường trong vài giờ sau khi cơn đau ngực đầu tiên xuất hiện. Trên ECG quan sát thấy các dấu hiệu: đoạn ST chênh lên đồng hướng với sóng T dương ở các chuyển đạo trước tim
  • Giai đoạn thứ hai: Xuất hiện sau vài ngày, lúc này đoạn ST trở về đường đẳng điện, sóng T dẹt xuống
  • Giai đoạn ba của viêm màng ngoài tim cấp, ECG quan sát thấy sóng T âm đảo ngược
  • Giai đoạn sau vài ngày đến vài tuần: Sóng T sẽ dương trở lại, cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh.
Viêm màng ngoài tim cấp: Những điều cần biết
Điện tâm đồ như một tiêu chuẩn chẩn đoán chính cho các bệnh lý tim mạch

4.2. Chụp tim phổi

Kết quả chụp tim phổi cho thấy tim to, tuy nhiên điều này thường chỉ thấy trong trường hợp có tràn dịch màng ngoài tim phối hợp, không phải là dấu hiệu đặc trưng giúp chẩn đoán chính xác.

4.3. Thực hiện cấy máu, cấy đờm và dịch hút dạ dày

Xét nghiệm này có khả năng chẩn đoán một số các trường hợp viêm màng ngoài tim phức tạp bắt nguồn từ những nguyên nhân như lao (sau 1 tuần), nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

4.4. Xét nghiệm máu

Khi tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân, bác sĩ thường quan sát thấy có hiện tượng tăng bạch cầu, tăng máu lắng và tăng men creatine phosphokinase MB.

4.5. Siêu âm tim

Đối với viêm màng ngoài tim cấp, siêu âm tim thường được chỉ định vào giai đoạn sau. Lúc này, trên siêu âm sẽ thấy một khoảng trống do dịch màng ngoài tim gây ra, hiếm gặp hơn có thể là dấu hiệu màng ngoài tim dày hơn so với bình thường.

4.6. Các xét nghiệm khác

Siêu âm tim qua thực quản, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân có thể áp dụng trong một vài trường hợp cá biệt để nghiên cứu kỹ hơn về màng ngoài tim.

5. Điều trị viêm màng ngoài tim cấp

5.1. Điều trị nội khoa

Người bệnh viêm ngoài màng tim cấp không do virus, điều trị đặc hiệu là điều trị nguyên nhân. Đa số bệnh nhân bị VMNT cấp đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, những bệnh nhân có tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều có rối loạn huyết động ( khó thở, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp), nghi ngờ do nhiễm trùng hay u tân sinh, có bằng chứng của VMNT co thắt nên được điều trị bằng những biện pháp xâm lấn: dẫn lưu hoặc mở màng ngoài tim.

5.2. Phẫu thuật mổ tim

Đối với trường hợp viêm màng ngoài tim do ung thư, bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở dẫn lưu màng ngoài tim ở dưới xương ức. Với những bệnh nhân tràn dịch tái phát nhiều hay viêm co thắt màng ngoài tim, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt màng ngoài tim.

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân viêm màng ngoài tim cấp cần chú ý tái khám đúng lịch hẹn, tuân thủ dùng thuốc, đồng thời chú trọng nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gắng sức.

Bệnh viêm màng ngoài tim cấp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 667 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây