Vì sao cần tầm soát bệnh võng mạc cho trẻ sinh non?
1. Vì sao cần tầm soát bệnh võng mạc cho trẻ sinh non?
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, viết tắt là ROP là một bệnh mắt ở trẻ, do sự phát triển bất thường ở mạch máu võng mạc của trẻ. Những trẻ bị sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh võng mạc có thể khiến trẻ bị mù vĩnh viễn.
2. Quá trình phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ diễn ra như thế nào?
Quá trình phát triển của ROP ở trẻ như sau: Trẻ vừa sinh ra thiếu tháng chưa có bệnh ROP mà chỉ có những mạch máu võng mạc chưa trưởng thành, chưa cung cấp đủ máu nuôi võng mạc. ROP sẽ xuất hiện một thời gian sau sinh nếu mạch máu võng mạc phát triển bất thường, nghĩa là không phải tất cả trẻ sinh non đều bị mắc bệnh ROP.
Khi có bệnh võng mạc, một trong 3 tình huống sau sẽ có thể xảy ra:
- Bệnh nhẹ sẽ tự lành mà không cần điều trị gì
- Bệnh trung bình, sẽ tự lành một phần mà không cần điều trị, nhưng cần theo dõi lâu dài để tránh những biến chứng muộn về sau.
- Bệnh nặng cần phải điều trị kịp thời, nếu không đa số trường hợp sẽ gây mù vĩnh viễn.
Bác sĩ khuyến cáo, những trẻ sau cần được khám mắt để phát hiện bệnh võng mạc và những bất thường liên quan:
- Cân nặng lúc sinh dưới 1.500g hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần tuổi (7,5 tháng).
- Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g nhưng khi sinh bị ngạt, nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, có những bệnh khác kèm theo và bác sĩ sơ sinh chỉ định khám mắt.
- Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g và đa thai (sinh đôi, sinh ba...).
Nhìn chung, trẻ khi sinh càng nhẹ cân hoặc tuổi thai càng nhỏ càng có nguy cơ bị bệnh võng mạc càng cao, cha mẹ càng cần cẩn thận cho trẻ đi khám sớm.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Ở giai đoạn sớm, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non không thể phát hiện bệnh bằng mắt thường, bởi khi nhìn bên ngoài thì mắt vẫn bình thường. Một khi bệnh đã biểu hiện ra bên ngoài nghĩa là đã ở giai đoạn muộn, không còn chữa trị được, và hậu quả trẻ bị mù vĩnh viễn là rất cao.
ROP cần được khám tầm soát sau khi trẻ sinh được khoảng 4 tuần, bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng máy đặc biệt cùng với một thấu kính hội tụ gọi là đèn soi đáy mắt gián tiếp để đánh giá chính xác và theo dõi cho trẻ.
Khi đã phát hiện trẻ bị bệnh võng mạc, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện có 2 phương pháp chính là lạnh đông và điều trị võng mạc bằng laser.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu bệnh nhẹ hoặc trung bình, được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị khá tốt. Khi phát hiện trễ và bệnh đã tiến triển đến giai đoạn bong võng mạc thì trẻ sẽ bị mù vĩnh viễn. Bên cạnh đó, sau điều trị, chức năng nhìn về sau của trẻ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phát triển.
Dù đã điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thì vì sự an toàn cho mắt của trẻ, việc theo dõi tái khám theo hẹn của bác sĩ là rất quan trọng, phụ huynh không thể bỏ qua.
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ hẹn tái khám 1 tuần hay 2 tuần sau hoặc có khi cần phải điều trị ngay. Trẻ cần được khám và theo dõi cho tới khi qua khỏi giai đoạn nguy hiểm hay mạch máu ở võng mạc phát triển đầy đủ.
Khi trẻ có bệnh võng mạc, dù là thể nhẹ không cần điều trị thì một số biến chứng muộn vẫn có thể xảy ra như cận thị, lé, tăng nhãn áp, bong võng mạc trễ. Vì thế, việc theo dõi lâu dài cho trẻ ở một bệnh viện chuyên khoa mắt nhi là cần thiết để phát hiện và can thiệp kịp thời. Đặc biệt, cần chú ý những trường hợp bệnh ở một mắt hoặc ở mắt này nặng hơn mắt kia.
4. Cha mẹ cần làm gì để đưa trẻ đi tầm soát bệnh võng mạc?
Trước khi đưa trẻ sinh non đi tầm soát võng mạc, cha mẹ cần chuẩn bị:
- Đăng ký trước ngày khám: Trước khi khám, trẻ sẽ được nhỏ loại thuốc giãn đồng tử để bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ võng mạc tốt hơn. Do đó, cần đến nơi khám để được hẹn trước (khi đi đăng ký không cần đưa trẻ theo) và đưa trẻ đến đúng ngày giờ đã hẹn.
- Trước khi khám, cần cho trẻ nhịn bú ít nhất 1 giờ bởi trong khi khám trẻ thường khóc, để tránh hít sặc sữa gây nguy hiểm có thể gây tử vong. Trẻ cũng cần được nhịn bú kể từ lúc bắt đầu nhỏ thuốc giãn đồng tử.
- Mang theo các giấy tờ cần thiết: các loại giấy ra viện, giấy khám thai, giấy giới thiệu khám mắt, siêu âm của mẹ, giấy hẹn tái khám... đều cần thiết, cần mang theo vì nó sẽ cung cấp thông tin liên quan đến thời gian mang thai, thời gian sơ sinh.
Nếu trẻ sinh non, nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa, khám với bác sĩ sơ sinh kinh nghiệm để kiểm tra.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1162 lượt xem
Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1061 lượt xem
Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1046 lượt xem
Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 5777 lượt xem
Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?
- 1 trả lời
- 918 lượt xem
Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.
Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.