1

Trượt đốt sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trượt đốt sống thắt lưng

  • Trượt đốt sống lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra phía sau hoặc phía trước so với đốt sống dưới.
  • Tình trạng này khiến người bệnh đau thắt lưng, đi đứng trở nên khó khăn, đau lan xuống một hoặc cả hai chân.

Chia thành 6 loại:

  • Trượt đốt sống lưng bẩm sinh.
  • Trượt đốt sống lưng do khuyết eo.
  • Trượt đốt sống lưng do thoái hóa.
  • Trượt đốt sống lưng do bệnh lý.
  • Trượt đốt sống lưng do chấn thương.
  • Trượt đốt sống lưng sau phẫu thuật.

Các mức độ 

  • Độ 1: trượt 0 25% thân đốt sống.
  • Độ 2: trượt 26 50% thân đốt sống.
  • Độ 3: trượt 51 75% thân đốt sống.
  • Độ 4: trượt 76 100% thân đốt sống.
  • Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.

Triệu chứng 

Đau thắt lưng 

  • Đau lưng nhiều, đau khi đi lại, đứng lâu, cúi ngửa cột sống, đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, kèm tê bàn chân, đau tăng lên khi ho, hắt hơi…
  • Cơn đau sẽ tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động… nhưng khi nằm nghỉ thì đau giảm hẳn hoặc hết đau.
  • Ở giai đoạn này, người bệnh thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên khó khăn, đôi khi còn tự cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa.

Ở giai đoạn nặng

  • Người bệnh trượt đốt sống lưng có thể thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng, thậm chí có thể bị vẹo cột sống sang bên.
  • Tình trạng đau cột sống thắt lưng từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên.
  • Khi sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.

Chẩn đoán 

Lâm sàng

  • Khi khám ở tư thế đứng, người bệnh thường cong vẹo cột sống, khi ưỡn quá mức sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn.
  • Đây là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán bệnh trượt đốt sống lưng.
  • Dấu hiệu đau cách hồi kết hợp với các biểu hiện tê bì, căng đau cả hai chân khi đi bộ; không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp cũng là những triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt bệnh trượt đốt sống lưng với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cận lâm sàng

  • Chụp X-quang quy ước ở các tư thế: thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa. Một số trường hợp có thể phải chụp thêm phim chếch 3⁄4 (phải, trái). X-quang quy ước giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt đốt sống lưng.
  • Cắt lớp vi tính (CT Scan): là công cụ chẩn đoán rất hiệu quả để đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt cũng như các tổn thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống… 
  • Cộng hưởng từ (MRI): đây là công cụ lý tưởng để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống lưng. 

Hậu quả

  • Đau thắt lưng: Người bệnh sẽ bị đau thắt lưng và đau dần xuống chân, đau khi di chuyển, tăng dần theo các mức độ.
  • Đi lại khó khăn. Ban đầu là những cơn đau ở thắt lưng khi bệnh nhân di chuyển hay đứng quá lâu, sau là căng cơ, đau đùi, mông và cẳng chân.
  • Gù vẹo: Người bệnh sẽ đi hơi khom lưng về phía trước hoặc bị vẹo cột sống sang một bên. Không điều trị kịp thời thì khi xoay lưng, khung chậu cũng xoay theo, hai cơ bên mông teo đi do không hoạt động.

Các phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa

  • Điều trị nội khoa sẽ cải thiện rõ rệt các cơn đau.
  • Nằm nghỉ mặc áo cố định, hạn chế các hoạt động để cải thiện triệu chứng đối với bệnh nhân tuổi thiếu niên.
  • Điều trị bảo tồn trượt đốt sống lưng với bệnh nhân là người trưởng thành.
  • Cố định ngoài và hướng dẫn vận động.
  • Chỉ định nằm nghỉ trong các đợt đau cấp.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập thể dục tăng cường sức cơ lưng, đùi, bụng.
  • Giảm cân nếu người bệnh bị béo phì.

Phẫu thuật

  • Chỉ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bị trượt đốt sống lưng trong các trường hợp sau:
  • Trượt đốt sống đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần trước và thường sau 6 12 tháng điều trị bảo tồn mà không hiệu quả.
  • Bệnh nhân đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
  • Trượt đốt sống lưng gây các biến chứng: liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang. 
  • Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.

Một số bài tập

Bài tập đạp xe

  • Đạp xe đạp thong dong mỗi buổi sáng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, giải tỏa những cơn đau hoành hành mỗi ngày.
  • Bệnh nhân cũng có thể tập tư thế đạp xe tại nhà, tác dụng cũng như nhau.

Tư thế trẻ con

  • Tư thế trẻ con được coi là một trong những tư thế an toàn và hiệu quả nhất, bởi vậy đây cũng là tư thế được áp dụng nhiều nhất để mở rộng phần lưng và xương dưới.
  • Cách thực hiện cũng không có gì quá khó khăn, bạn cần chuẩn bị một chiếc gối ôm hoặc gối thường.
  • Đặt gối ngay giữa 2 đầu gối của người bệnh, mở rộng hai chân sao cho cả mười ngón chân chạm vào nhau là được.
  • Hãy giữ nguyên tư thế này cho đến khi bạn muốn thay đổi vị trí hoặc đổi hướng sang bên khác.

Bài tập vặn mình

  • Nên tập thường xuyên tại nhà vào buổi sáng và buổi tối.
  • Tập tư thế dựa lưng vào tường
  • Để giảm thiểu những cơn đau và giãn thắt lưng.

Tập Yoga

  • Yoga là một trong những bộ môn thể thao lý tưởng cho phái nữ bởi động tác nhẹ nhàng nhưng mang lại sự uyển chuyển, mềm dẻo trong từng động tác. Những bài tập nhẹ nhàng này khá lý tưởng cho các bệnh nhân.
  • Không gian và thiết bị tập cũng đơn giản, chỉ cần không gian thoáng mát, đủ để trải thảm.
  • Nằm ngửa trên thảm tập, hai chân co khép tạo thành hình tam giác so với mặt thảm.
  • Tiếp đến, hai tay ôm gáy, gập bụng về phía trước rồi nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu (khi gập bụng hãy hít vào và khi trả lại vị trí ban đầu thì nhẹ nhàng thở ra).

Bài tập cho cơ lưng

  • Với bài tập này, các bước chuẩn bị không khác gì so với các bài tập yoga.
  • Nằm xuống thảm và để hai chân song song với mặt đất. Hãy dùng cơ bụng và lưng nhấc một chân lên khỏi mặt đất, cách mặt thảm khoảng 10cm rồi từ từ đặt chân xuống, sau đó chuyển chân và làm tương tự.
  • Nếu trong quá trình tập cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu thì nên dừng lại nghỉ ngơi sau đó thực hiện tiếp.
  • Mỗi chân thực hiện khoảng 10 lần như vậy mỗi lần vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1169 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 724 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 867 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 708 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 881 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 812 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ xơ hóa là bệnh lý gây đau tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây