1

Quy trình chăm sóc bệnh nhân trước và sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật:

  • Hoàn thiện bilan mổ gồm bộ xét nghiệm cơ bản: sinh hóa, đông máu, công thức máu, nhóm máu, miễn dịch, chụp X-quang tim phổi, điện tâm đồ khi có chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Khám mê: đánh giá có đủ điều kiện để gây mê/gây tê trước phẫu thuật hay không?
  • Viết cam kết đồng ý mổ.
  • Khai thác tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính kèm theo
  • Bệnh nhân được phát thuốc kháng sinh dự phòng, váy, mũ phẫu thuật, mua đai đeo lưng để mang vào phòng mổ.
  • Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn uống hoàn toàn từ 22h ngày trước phẫu thuật, với bệnh nhân có thuốc bắt buộc phải uống sáng hôm phẫu thuật thì chỉ được uống với ngụm nước rất nhỏ, đủ để trôi viên thuốc. 
  • Đánh giá dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.

Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật:

Chăm sóc tại chỗ

  • Thay băng vết mổ: Bảo vệ vết mổ bằng băng vô trùng trong 24 48h sau mổ.
  • Chăm sóc ống dẫn lưu:
  • Dẫn lưu hút liên tục, khi dịch đầy chai hứng dịch cần kẹp ống dẫn lưu và đổ hết dịch sau đó bóp xẹp chai hứng dịch để tạo áp suất chân không.
  • Theo dõi số lượng, màu sắc dịch dẫn lưu, chân chỉ ống dẫn lưu.
  • Rút dẫn lưu theo y lệnh của bác sĩ.
  • Theo dõi các biến chứng 

Nhiễm trùng vết mổ:

  • Đối với bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì vết mổ ở lưng và bệnh nhân thường nằm theo tư thế ngửa sẽ thường xuyên đè lên vết mổ.
  • Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ rất thấp, chỉ khoảng 2,33%.
  • Sử dụng kháng sinh dự phòng, theo dõi nhiệt độ, dấu hiệu sinh tồn.
  • Sử dụng định nghĩa của CDC (Centers for disease control) không cải biên để nhận định bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ.

Chảy máu:

  • Ngay sau mổ, điều dưỡng phải đo mạch, huyết áp và ghi thành biểu đồ để dễ so sánh.
  • Để phát hiện sớm biến chứng chảy máu, cần thăm khám qua theo dõi băng thấm máu, tình trạng vết mổ, qua dẫn lưu.
  • Các biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng như: bệnh nhân mệt nhiều, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Chăm sóc toàn diện

Chăm sóc về hô hấp:

  • Bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được gây mê qua ống nội khí quản, sau rút ống, bệnh nhân thường đau rát họng, nề nhẹ vùng thanh quản, ứ đọng đờm và sợ ho vì gây đau vết mổ mỗi lần ho.
  • Vì vậy, để đảm bảo đường thở thông thoáng cho hô hấp hiệu quả, cần hướng dẫn bệnh nhân nằm đầu cao, uống nước ấm, súc họng bằng nước muối 0,9% và cho bệnh nhân uống thuốc long đờm khi cần.

Chăm sóc tuần hoàn:

  • Theo dõi mạch, huyết áp: Tần suất theo dõi tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
  • Theo dõi cân bằng dịch và các xét nghiệm điện giải cần thiết.
  • Tránh viêm tắc tĩnh mạch sâu do nằm lâu: Tăng cường các biện pháp vận động chủ động, hỗ trợ vận động chủ động cho bệnh nhân.
  • Thực hiện y lệnh thuốc chống đông máu (nếu có).

Theo dõi đau và thần kinh:

  • Đánh giá đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale), thực hiện y lệnh thuốc giảm đau theo giờ chứ không đợi đến lúc xuất hiện cảm giác đau mới thực hiện.
  • Đánh giá tình trạng tê bì xuống mông, đùi, chân so với trước phẫu thuật.
  • Đánh giá các dấu hiệu về rối loạn cơ tròn qua đại, tiểu tiện.

Chăm sóc da và niêm mạc:

  • Nguyên tắc là làm cho máu dễ lưu thông, đề phòng loét.
  • Tránh sự đè ép liên tục lên những vùng da dễ bị tổn thương, thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Vệ sinh, giữ gìn da khô, sạch nhất là các vùng dễ bị tỳ đè.

Chăm sóc hệ tiết niệu:

  • Chăm sóc ống thông niệu đạo là việc rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu bằng cách: treo túi tiểu đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Tập phản xạ cho bàng quang giúp bệnh nhân sớm phục hồi chức năng tiểu tiện.
  • Đặc biệt việc vận động sớm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và phục hồi chức năng tiểu tiện sau rút sonde tiểu.

Chăm sóc dinh dưỡng tiêu hóa:

  • Thể trạng bên ngoài có thể không phản ánh chính xác tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, đặc biệt với thời gian ngắn sau phẫu thuật. 
  • Dinh dưỡng cung cấp cho bệnh nhân càng sớm càng tốt: thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và chia ra làm nhiều bữa nhỏ.
  • Với bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng thường hay gặp các vấn đề về đại tiện như táo bón, cần hướng dẫn bệnh nhân ăn nhiều chất xơ qua rau quả, uống nhiều nước và vận động sớm.
  • Cân nhắc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch khi bệnh nhân không ăn uống được.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 821 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1137 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 708 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 595 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây