1

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?

Khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hiếu động và thích khám phá hơn, sự phát triển của trẻ không chỉ ở khả năng vận động mà cả ở cảm xúc, trí tuệ. Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu hoạt động linh hoạt hơn, biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

Vậy trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì, cần phải lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ ở giai đoạn này?

1. Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?

Trải qua thời gian, mọi kỹ năng của trẻ sẽ dần hoàn thiện, mặc dù có nhiều bé 9 tháng tuổi chưa biết ngồi nhưng phần lớn ở giai đoạn này, bé đã biết bò để di chuyển khắp nơi, thậm chí có những bé còn dùng mông để di chuyển và lấy những đồ vật mà bản thân yêu thích. Cuộc sống của bé ở giai đoạn này cũng có những thay đổi nhất định.

1.1 Kỹ năng ăn, ngủ

Giai đoạn 9 tháng tuổi có thể chính là giai đoạn hỗn loạn nhất đối với trẻ bởi bản tính tò mò và thích khám phá, trẻ cảm thấy hứng thú và muốn thử tất cả đồ ăn hoặc đơn giản chỉ là cầm và ném thức ăn văng khắp sàn. Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên sợ bẩn, phải lau lọn mà bắt bé phải bó buộc trong một khuôn khổ nhất định, hãy để cho bé tự ăn, tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu, ăn những thức ăn gì và cách ăn như thế nào, hãy để bé được dùng tay cầm nắm thức ăn như ý thích của con. Cách làm này sẽ giúp mẹ biết được sở thích ăn uống của con và tạo môi trường ăn uống thoải mái, bé sẽ vì thế mà ăn uống ngon miệng hơn.

Khi khả năng ăn uống dần hoàn thiện thì giấc ngủ cũng vẫn là quan trọng nhất đối với bé, lúc buồn ngủ bé có thể cáu gắt và mệt mỏi, hãy chú ý đến các biểu hiện cảm xúc để cho bé đi ngủ đúng lúc và giấc ngủ cũng sẽ ngon hơn.

1.2. Hoàn thiện kỹ năng nói

Có nhiều trẻ 9 tháng tuổi chưa biết ngồi, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất ít, nguyên nhân có thể là do bé chậm phát triển hơn những em bé khác hoặc bản thân mắc chứng bệnh gì đó, cha mẹ cần theo dõi để kịp thời đưa con đến bệnh viện kiểm tra và có phương pháp xử lý kịp thời.

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?
Hoàn thiện kỹ năng nói ở trẻ 9 tháng tuổi

 

Thông thường, khi bước sang tháng thứ 9, bé sẽ có xu hướng tập nói nhiều hơn, mẹ sẽ bất ngờ khi giọng bé trở nên cao vút, bé ồn ào hơn, ê a nhiều hơn. Hãy để ý xem trẻ phản ứng như nào khi nghe thấy tiếng ồn đột ngột, nếu có những thay đổi bất thường thì hãy đưa bé đi kiểm tra ngay.

Khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã biết chú ý khi nghe người khác nói chuyện, trẻ có sở thích nhìn miệng của người nói và sẽ ê a theo, để giúp kỹ năng giao tiếp của trẻ phát triển tốt nhất thì cha mẹ hãy giao tiếp với bé nhiều hơn, kể cho bé nghe những câu chuyện, hát cho bé nghe sẽ giúp phát triển ngôn ngữ nhanh hơn.

1.3 Kỹ năng vận động phát triển

Khi bước vào giai đoạn 9 tháng tuổi, kỹ năng vận động của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng, trẻ đã biết tự lấy những món đồ mình thích bằng cách trườn, bò hoặc những bé cứng cáp đã tự bước đi những bước ngắn, men theo thành ghế hoặc thành giường...trẻ sẽ quậy phá khắp nơi. Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ 9 tháng chưa biết bò mà có thể lò dò đi luôn, trường hợp này hay gọi là trốn bò.

Sự tò mò, thích khám phá thôi thúc trẻ hoạt động nhiều hơn, để bảo vệ con thì cha mẹ nên chú ý khoảng cách an toàn cho bé, không nên để những đồ vật có khả năng gây sát thương trong phạm vi chơi của con, luôn đặt con trong tầm mắt của mình để kịp thời xử lý khi trường hợp không may xảy ra.

1.4 Thay đổi cảm xúc

Hẳn là nhiều mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên và đôi khi là hơi bất tiện khi thời điểm này bé bỗng nhiên bám mẹ nhiều hơn, cả ngày chỉ đòi ở bên mẹ, sở dĩ như vậy là vì khi được 9 tháng tuổi, con đã lớn hơn một chút và nhớ mặt mẹ, bé nhận ra ở bên mẹ luôn có cảm giác được an toàn, chính vì thế khi gặp người lạ có thể bé sẽ sợ hãi và la hét. Những cảm xúc yêu, thương, ghét của trẻ cũng được biểu hiện khá rõ trong giai đoạn này.

1.5 Phát triển kỹ năng nhận thức

Nhận thức của trẻ thay đổi theo từng ngày, cha mẹ có thể không biết trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì nhưng có thể nhìn thấy khả năng nhận thức của con thay đổi theo từng ngày, bé tập trung vào các trò chơi mà người lớn đưa ra và đặc biệt thích ném mọi thứ có trong tầm tay, đưa mắt nhìn theo đồ vật đó khi bị lấy đi.

Mặt khác, bé có thể di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia một cách linh hoạt hay đưa đồ chơi vào miệng dễ dàng, đó là minh chứng rất rõ cho việc phát triển kỹ năng nhận thức của trẻ, việc cần làm của cha mẹ là vệ sinh đồ chơi thật sạch để vi khuẩn không thể tấn công, gây bệnh cho bé.

2. Nuôi dạy con khi vào tháng 9 tuổi như thế nào?

Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?
Trẻ 9 tháng tuổi cá tính bộc lộ rõ hơn

 

Khi đã biết được trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì thì cũng là lúc cá tính của trẻ được bộc lộ rõ hơn, việc cần làm của cha mẹ là tìm hiểu, chấp nhận và có hướng nuôi dạy trẻ luôn từ thời điểm này, mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, tuyệt đối không so sánh con mình với những đứa trẻ khác để tránh mang đến cảm xúc tiêu cực hay cảm giác tự ti cho trẻ.

Cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này để gắn kết tình thân, đồng thời tăng khả năng giao tiếp của con. Đừng ngăn cản con khi chúng muốn làm thứ mà bản thân yêu thích vì làm như vậy sẽ cản trở hứng thú của con, chúng sẽ trở nên dụt dè, nhút nhát.

Dõi theo những bước con phát triển của con luôn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời mà cha mẹ không bao giờ có được lần thứ 2, chính vì thế hãy tận dụng thời gian ở bên, chăm sóc và dõi theo con yêu mỗi ngày, đồng hành cùng con trên bước đường phát triển.

Giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi có những phát triển quan trọng trong cuộc đời. Cha mẹ nên nắm được những cột mốc để đồng hành và giúp con phát triển tốt nhất. Nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường của con, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nên cho bé 6 tháng tuổi ăn những thực phẩm gì?

Em cho bé nhà em ăn dặm từ lúc bé 5,5 tháng, vì em thấy bé như bị đói, đòi bú mẹ liên tục. Giờ bé được 6 tháng, em muốn nấu cháo cho bé. Xin hỏi bác sĩ em nên cho bé ăn những thực phẩm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  511 lượt xem

Bé 4 tháng tuổi chưa biết lật có bình thường không?

Hiện tại bé nhà em đã được 4 tháng tuổi rồi. Rất nhiều bé khác đã biết lật, nhưng bé nhà em vẫn chưa biết lật thì có bị làm sao không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1526 lượt xem

Ngày rơ lưỡi 2 lần nhưng trẻ hơn 2 tháng tuổi lưỡi vẫn trắng thì cần làm gì?

Hiện giờ bé nhà em đang được 2 tháng 4 ngày. Vì bé uống sữa công thức hoàn toàn nên lưỡi bé lúc nào cũng trắng ạ. Em có rơ lưỡi ngày 2 lần coh bé bằng gạc y tế kèm nước muối sinh lý hoặc nước rau ngót. Khi bú xong cũng cho bé vài thìa nước tráng miệng. Nhưng không hiểu sao lưỡi bé vẫn trắng. Em rơ lưỡi cho bé như thế đã đúng chưa ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  379 lượt xem

Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?

Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1685 lượt xem

Trẻ 28 tháng tuổi đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới nhưng 2 răng cửa dưới vẫn chưa mọc là bị làm sao?

 Hiện bé nhà em đang được 28 tháng. Bé nặng 14kg và đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới. Nhưng có điều lạ lùng là 2 răng cửa dưới của bé vẫn chưa mọc ạ. Trong khi đó em thấy các bé khác thì 2 răng này là mọc đầu tiên. Em có cho bé đi khám bệnh viện Nhi Đồng nhưng bác sĩ nói phải chờ bé được 4-5 tuổi mới biết được. Bé nhà em như thế là bị làm sao ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  580 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 591 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 744 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 670 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây