Tinh Hoàn Của Bé Bị Sưng: Những Điều Cần Biết
1. Sưng tinh hoàn ở trẻ là gì?
Bìu là một túi chứa 2 tinh hoàn. Sưng bìu, hay sưng tinh hoàn là một vấn đề phổ biến với những trẻ sơ sinh hoặc trẻ em là nam giới. Sưng tinh hoàn ở trẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và có thể được chia thành hai loại là sưng bìu không đau và sưng bìu đau.
2. Nguyên nhân sưng tinh hoàn ở trẻ
Nếu tinh hoàn của bé bị sưng ngay sau khi mới sinh, điều đó đồng nghĩa với việc rất có thể là do trẻ sơ sinh đã mang thêm các loại chất lỏng cũng như hormone bổ sung mà trẻ có thể nhận được từ chính người mẹ của mình. Tình trạng sưng tinh hoàn này là vô hại và các chất dịch trong đó sẽ được tống hết ra ngoài qua đường nước tiểu sau một vài ngày. Nếu tình trạng sưng vẫn tiếp tục, đặc biệt đối với những trường hợp trẻ chỉ bị sưng 1 bên tinh hoàn, có thể trẻ đã phát triển chứng tràn dịch tinh mạc, trong đó chất lỏng từ bụng tích tụ trong một bên tinh hoàn, hoặc có thể là thoát vị bẹn khi mà một quai ruột chạy xuống tinh hoàn.
Khi 1 trong 2 bên tinh hoàn của trẻ bị sưng, điều đó cũng có thể là do bé đã mắc phải hội chứng hydrocele (tràn dịch tinh mạc). Tinh hoàn của bé trai phát triển bên trong bụng khi bé còn nằm trong bụng mẹ và đôi khi trước khi sinh, chúng thường đẩy qua một đường ống trong mô giữa bẹn và bụng và sau đó đi xuống túi bìu. Tại thời điểm đó, lối đi qua thành bụng sẽ đóng lại. Nếu nó vẫn mở (thực tế là có khoảng 50% bé trai xảy ra tình trạng này) chất lỏng có thể tích tụ xung quanh tinh hoàn và gây sưng. Khu vực sưng tròn, mềm này được gọi là hydrocele, chúng hoàn toàn vô hại và có thể biến mất khi trẻ được 1 tuổi. Nếu điều đó không xảy ra, trẻ có thể cần được thực hiện một ca tiểu phẫu để có thể loại bỏ hết lượng chất lỏng đó và cũng là để đóng lỗ mở.
Một trường hợp khác của trẻ cũng có thể khiến một bên tinh hoàn bị sưng chính là chứng thoát vị bẹn. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần thực hiện các can thiệp y tế. Trên thực tế, khoảng 4% bé trai (tăng lên 30% trong những trường hợp sinh non) được sinh ra với một lỗ hở trên thành bụng đủ lớn để cho một vòng ruột của chúng chui vào vùng sinh dục. Vòng ruột này tạo ra một khối u cứng, hình thuôn dài có kích thước bằng ngón tay cái trong bìu của bé (một túi da lỏng lẻo bên dưới dương vật chứa tinh hoàn). Khối u này được gọi là thoát vị bẹn. Vòng ruột này có thể quay trở lại ổ bụng khi trẻ được thư giãn và sau đó lại phình ra khi bé hoạt động hoặc khóc to. Trong trường hợp này, bé sẽ cần một cuộc tiểu phẫu để giải quyết vấn đề đến từ khối thoát vị này. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp khẩn cấp trừ khi cha mẹ trẻ nhận thấy vết sưng đột ngột trở nên to hơn, cứng hơn hoặc sẫm màu hơn hay bé thường xuyên nôn hoặc đau đến phát khóc. Điều này có thể là do quai ruột đã bị mắc kẹt trong bìu, điều này khiến tinh hoàn bị cắt khỏi nguồn cung cấp máu và các chất dinh dưỡng. Nếu vấn đề này xảy ra, trẻ cần được phẫu thuật ngay lập tức để giảm thiểu tối đa những tổn thương có thể gặp phải liên quan đến ruột.
3. Triệu chứng và chẩn đoán sưng tinh hoàn ở trẻ
Các triệu chứng của bệnh sưng tinh hoàn khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài sưng, bé cũng có thể bị đau hoặc gặp phải các triệu chứng khác. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Để chẩn đoán sưng tinh hoàn ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bé. Họ cũng có thể khai thác cả tiền sử sức khỏe của các thành viên khác trong gia đình của trẻ. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho bé, bao gồm khám bụng, bìu và tinh hoàn. Một số xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu cũng có thể được chỉ định để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng của trẻ. Ngoài ra trong trường hợp cần thiết, một số chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được sử dụng.
4. Điều trị sưng tinh hoàn ở trẻ em
Việc điều trị sưng tinh hoàn sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe tổng quát của bé. Ngoài ra chúng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sưng tinh hoàn. Việc điều trị có thể bao gồm một số phương pháp sau:
- Phẫu thuật: Đối với những trẻ bị xoắn tinh hoàn, bé sẽ được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để đưa tinh hoàn trở về trạng thái bình thường. Ngoài ra, bé cũng cần phẫu thuật nếu bị chấn thương nặng ở khu vực bìu và tinh hoàn. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được phẫu thuật khẩn cấp nếu khối thoát vị bị kẹt hoặc bị siết. Trong trường hợp khối thoát vị không bị kẹt, các bác sĩ thường khuyến nghị hình thức phẫu thuật tự chọn. Phẫu thuật tinh hoàn cũng được chỉ định trong những trường hợp ung thư tinh hoàn
- Sử dụng thuốc: Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bé sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Ung thư tinh hoàn ở các bé trai thường đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị ung thư. Nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn cần áp dụng phương pháp điều trị bằng xạ trị.
- Theo dõi theo thời gian: Trẻ có thể không cần điều trị một số tổn thương nhẹ như chấn thương nhẹ, quai bị, thoát vị nhỏ, tràn dịch màng tinh hoàn, sưng vô căn hoặc ban xuất huyết Henoch Schönlein. Đa số trong đó được theo dõi để xem các triệu chứng liệu có tự biến mất hay không. Các bác sĩ đôi khi sẽ chỉ chỉ định một số loại thuốc giảm đau và thuốc giảm sưng trong quá trình theo dõi những tình trạng này.
Các bác sĩ cũng sẽ cung cấp toàn bộ thông tin đến các bậc cha mẹ về những rủi ro, lợi ích và tác dụng phụ có thể có của tất cả các phương pháp điều trị kể trên.
5. Biến chứng của sưng tinh hoàn ở trẻ em
Nếu không được điều trị hợp lý và kịp thời, giãn tĩnh mạch thừng tinh theo thời gian có thể dẫn đến tổn thương tinh hoàn vĩnh viễn và khiến những đứa trẻ khi trưởng thành không thể có con. Các nguyên nhân đột ngột và nghiêm trọng gây sưng tinh hoàn như xoắn tinh hoàn cần phải được phẫu thuật ngay lập tức trong vòng vài tiếng nếu không tinh hoàn có thể ngừng hoạt động vĩnh viễn.
Trong những trường hợp được nêu dưới đây, cha mẹ của trẻ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, bao gồm:
- Sưng đau bìu kéo dài không dứt
- Đau do chấn thương tinh hoàn kéo dài trên một giờ đồng hồ
- Các triệu chứng không có xu hướng thuyên giảm, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn
- Xuất hiện các triệu chứng mới
- Sưng tinh hoàn hay sưng bìu nghiêm trọng và bắt đầu đột ngột là tình trạng cấp cứu và cần được xử trí ngay lập tức.
Sưng tinh hoàn hoặc sưng bìu là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ em nam. Nó có thể diễn ra nhanh chóng hoặc chậm rãi theo thời gian. Sưng tinh hoàn ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng sưng tinh hoàn không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định và tự biến mất. Trong các trường hợp khác, bé có thể cần được điều trị bằng thuốc và thậm chí cần sự can thiệp của phẫu thuật.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1243 lượt xem
Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 909 lượt xem
Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?
Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 875 lượt xem
Không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng trẻ 4 tháng 11 ngày biếng bú, nhẹ cân
Em rất hay bị tình trạng tắc tia sữa, mà sữa cũng rất ít. Bé trai nhà em bú trực tiếp nhưng mỗi lần bé chỉ ti chưa đầy 10 phút cả 2 bên. Bé hiện nay được 4 tháng 11 ngày nhưng chỉ nặng 5,8kg thì có bị suy dinh dưỡng không ạ? Em có cho bé uống thêm sữa ngoài nhưng bé không chịu bú bình, mà đút muỗng thì mỗi lần chỉ được 20-30ml. Bé bú trực tiếp mẹ nên em cũng không biết mỗi lần bé ti được bao nhiêu. Tháng gần đây bé tăng cân ít, chỉ 400g. Ngày bé đi tiểu hơn 7 lần, đêm ngủ không sâu giấc, dậy mấy lần. Em không biết mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây ạ?
- 1 trả lời
- 776 lượt xem
Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1134 lượt xem
Tốt nhất, trẻ em nên được cung cấp chất sắt và các loại vitamin, khoáng chất khác từ một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn bình thường và có thể cần phải uống bổ sung sắt.
Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.