1

Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khá nguy hiểm, bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Hiện nay, xoắn tinh hoàn đang ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe sinh sản và sự phát triển toàn diện của bé trai. Vì vậy bệnh xoắn tinh hoàn cần được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm không để lại di chứng sau này.

1. Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Khi mới hình thành trong bào thai, tinh hoàn của bé trai nằm cạnh 2 thận rồi dần dần chui ra khỏi ổ bụng kể từ khi thai nhi được 3 tháng tuổi. Khi trẻ chào đời, mỗi tinh hoàn sẽ dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài gọi là thừng tinh. Khi thừng tinh bị xoắn sẽ làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn, hay còn được gọi là hiện tượng xoắn tinh hoàn.

Hiện nay, chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh mà còn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

  • Một trong những yếu tố dễ dẫn đến hiện tượng này là do sự chuyển đổi đột ngột nội tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì.
  • Ngoài ra là do tinh hoàn quá di động dẫn đến kết quả là tinh hoàn được treo lủng lẳng trong bìu như quả lắc đồng hồ, dễ bị xoắn hơn.

Dần về sau tinh hoàn sẽ càng được cố định vững chắc hơn. Đây cũng là lí do giải thích tại sao xoắn tinh hoàn thường xảy ra nhiều ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì.

Vì vậy, để phòng tránh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh cần kiểm tra tinh hoàn và bìu của bé thường xuyên. Nếu tinh hoàn chỉ có 1 bên thì cha mẹ cần phải đưa đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn sẽ làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn

2. Triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Để nhận biết xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể dựa vào những triệu chứng điển hình như:

  • Nóng sốt cao: Trẻ bị xoắn tinh hoàn thường bị sốt cao (có thể sốt trên 39 độ C), sốt nhiều ngày, sốt về đêm, thậm chí còn kèm theo co giật.
  • Chán ăn, quấy khóc: Do các cơn đau kéo dài liên tục của bệnh khiến trẻ chán ăn, da dẻ xanh xao, cơ thể suy nhược và thường xuyên quấy khóc.
  • Sưng đau tinh hoàn: Trẻ bị sưng đau tinh hoàn bất thường (có thể sưng ở một hoặc cả hai tinh hoàn), nổi u cục và sờ thấy rắn. Nếu bố mẹ vô tình động vào hoặc thay đổi tư tế ngồi sẽ khiến trẻ đau và quấy khóc. Các cơn đau khác nhau ở từng giai đoạn, có thể âm ỉ, dữ dội lan khắp bụng và kéo xuống đùi.

Ngoài ra, bố mẹ có thể thấy vùng da bìu của trẻ đỏ sẫm, sưng đau, nhăn nheo và chảy xệ xuống, sờ vào da thấy nóng ran. Ngoài những lần bất ngờ đau, đau quặn thắt, trẻ thường kèm các biểu hiện buồn nôn, nôn ói, đau kéo lan sang vùng bụng, háng và 2 bên bẹn.

Vị trí tinh hoàn không cố định, có thể ngược cao lên trên theo hướng của thừng tinh. Bên cạnh đó, các mẹ rất dễ nhầm lẫn giữa xoắn tinh hoàn với thoát vị bẹn vì bệnh lý này cũng khiến tinh hoàn sưng to.

Nếu thấy những dấu hiệu này ở bé trai, cha mẹ nên nghĩ đến việc trẻ có thể bị xoắn tinh hoàn và nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và phẫu thuật cấp cứu.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xoắn tinh hoàn gây sốt cao, nhất là về đêm ở trẻ

3. Điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, cách điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả nhất đó chính là phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn, ít phức tạp.

Phẫu thuật tháo xoắn sẽ giúp hồi phục cung cấp máu cho tinh hoàn. Các bác sĩ cũng ngăn ngừa xoắn tinh hoàn tái phát bằng cách cố định tinh hoàn, đồng thời phòng xoắn thừng tinh bên đối diện bằng cách cố định tinh hoàn đó. Riêng trẻ sơ sinh không cần mổ gấp để cố định tinh hoàn còn lại và có thể trì hoãn việc này trong vài tháng.

Quy trình mổ tháo xoắn tinh hoàn:

  • Gây mê nội khí quản hoặc gây tê khe cùng kết hợp mê hít bằng Sevoflurance.
  • Đường mổ: Thường là đường ngang ở nếp lằn bụng – mu cùng bên.
  • Đánh giá thể loại xoắn và thương tổn.
  • Tháo xoắn và cố định tinh hoàn: khi tinh hoàn sau tháo xoắn có màu sắc trở lại bình thường.
  • Cắt: khi tinh hoàn có dấu hiệu hoại tử.
  • Thăm dò bên đối diện: có thể tiến hành và cố định tinh hoàn.

Phát hiện bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có ý nghĩa rất quan trọng vì điều này giúp mẹ nắm bắt được thời điểm chữa bệnh tốt nhất cho con, và chỉ cần với tiểu phẫu mổ tháo xoắn thì vẫn sẽ giữ nguyên được cấu trúc bình thường của tinh hoàn. Chỉ những trường hợp không phát hiện được các triệu chứng của bệnh xoắn tinh hoàn sớm mới dẫn đến nguy cơ bị hoại tử và phải làm phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Phẫu thuật là phương pháp điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  837 lượt xem

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1109 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  907 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  888 lượt xem

Yếu tố nào khiến bé nghẹt mũi mà không kèm triệu chứng khác?

Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  774 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 738 Lượt xem
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 984 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 894 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1243 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 790 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị
Lồng ruột ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Lồng ruột là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể đe dọa tính mạng. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được.

Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Mặc dù viêm da cơ địa gây khó chịu và thường khó điều trị nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ.

5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra gàu còn ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được dân gian gọi là “cứt trâu” và có biểu hiện là những mảng vảy dày có màu nâu vàng trên đầu của trẻ.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây