1

Tìm hiểu về nội mạc mạch máu

Nội mạc mạch máu có vai trò là một rào chắn giữa thành mạch và dòng máu, điều hòa cấu trúc và trương lực mạch máu. Bên cạnh đó, các hoạt động nhận cảm kích thích, bài tiết, tổng hợp, điều hòa các chất trung gian hóa học có tác dụng đối nghịch nhau, vì vậy nội mạc mạch máu được xem là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể con người.

1. Nội mạc mạch máu là gì?

Động mạch trong cơ thể người gồm 3 lớp: Ngoại mạc, trung mạc và nội mạc. Nội mạc mạch máu là tuyến được hình thành từ một lớp tế bào mỏng phía trong lòng hệ thống thành mạch máu, đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng máu. Các tế bào nội mạc mạch máu có cùng nguồn gốc với tế bào tạo máu và hình thành từ các nguyên bào mạch, các tế bào lưỡng năng. Cụ thể:

  • Các tế bào tiền thân được hình thành từ phần bụng của động mạch chủ đoạn lưng, nằm trong vùng trung thận - sinh dục - động mạch chủ.
  • Trung bì màng - tạng sẽ chuyển thành các tế bào trung mô và biệt hóa thành các nguyên bào mạch. Nguyên bào mạch sau đó phát triển thành tế bào tiền nội mạc trung gian rồi biệt hóa thành tế bào nội mạc mạch máu hoặc tế bào máu. Tuy nhiên, các tế bào nội mạc mạch máu có thể chuyển thành tế bào trung mô và tế bào cơ trơn nội mạch.

Tế bào nội mạc mạch máu có các đặc điểm giống với tất cả các tế bào của cơ thể người, bào tương, các hạt cơ quan bao quanh một nhân và được bao bọc bởi màng tế bào.

Tìm hiểu về nội mạc mạch máu
Động mạch trong cơ thể người gồm 3 lớp: Ngoại mạc, trung mạc và nội mạc

2. Vai trò nội mạc mạch máu

Tế bào nội mạc mạch máu hoạt động giống với các cấu trúc thụ thể – đáp ứng. Tế bào nội mạc mạch máu nhận các kích thích hóa học hoặc sinh lý khác nhau xảy ra bên trong lòng mạch máu, từ đó sẽ điều chỉnh hình dạng mạch máu hoặc có thể sẽ phóng thích những sản phẩm cần thiết nhằm chống lại các tác động của kích thích và duy trì sự hằng định nội môi. Vai trò cụ thể của nội mạc mạch máu như sau:

  • Có vai trò vận chuyển: Nội mạc mạch máu được xem là một rào cản đối với sự di chuyển tự do của các tế bào và phân tử từ dòng máu đến tế bào cũng như lớp mô kẽ bên dưới, đồng thời nó đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của các tế bào mô xung quanh. Ngoài ra, chính sự phối hợp chặt chẽ giữa các tế bào nội mạc mạch máu ở những vị trí liên kết đã tạo nên một rào chắn chọn lọc đối với sự ra vào của các phân tử từ dòng máu. Sự vận chuyển bao gồm vận chuyển Glucose (7 thể loại vận chuyển Glucose trong gia đình gen trội protein vận chuyển glucose); vận chuyển amino acid (có nhiều hệ thống vận chuyển amino acid ở tế bào nội mạc mạch máu); vận chuyển qua hốc (đây là hình thức vận chuyển quan trọng chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển xuyên tế bào ở các tế bào nội mạc mạch máu); vận chuyển qua các liên kết chặt (là hình thức vận chuyển liên bào quan trọng, tính thấm mạch máu phụ thuộc con đường vận chuyển cận bào cũng như con đường xuyên bào của nội mạc, tuy nhiên hiện tượng phù phát sinh nguyên nhân là do rối loạn chức năng của sự liên kết chặt).
  • Nội mạc mạch máu có vai trò điều hòa trương lực mạch máu: Tế bào nội mạc mạch máu sản xuất ra nhiều chất trung gian hóa học, các chất này có tác dụng co hoặc sẽ giãn mạch. Bên cạnh đó, nội mạc mạch máu có vai trò duy trì sự cân bằng giữa các tác nhân gây giãn mạch và co mạch, từ đó sẽ giúp điều hòa trương lực ở mạch máu.
  • Có vai trò phòng vệ vật chủ: Tế bào nội mạc mạch máu có vai trò quan trọng trong chiến lược phòng vệ vật chủ và viêm nhiễm. Việc điều phối của đáp ứng viêm và miễn dịch phụ thuộc vào thông tin giữa các tế bào từ các phân tử hòa tan truyền đến các cytokine có chung nguồn gốc, bao gồm các chemokine, yếu tố kích thích dòng, tăng trưởng và các interferon, interleukin (IL). Đây là các protein có trọng lượng thấp phân tử, nó có thể điều hòa cả biên độ và thời gian của đáp ứng viêm nhiễm, miễn dịch.
  • Có vai trò cầm máu và đông máu: Thụ thể liên quan đến đông máu trên bề mặt tế bào mạch máu, protein đông máu của vòng tuần hoàn sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm điều hòa sự đông máu và khởi động đáp ứng đông máu. Các tế bào cơ trơn và nội mạc mạch máu sẽ tiết ra hàng loạt protein để tham gia một cách trực tiếp vào quá trình cầm máu. Tuy nhiên, các thụ thể này khác biệt về cơ chế hoạt hóa, cũng như sự hiện diện của các thụ thể đặc hiệu cho mỗi protein đông máu và các cấu trúc của các yếu tố thúc đẩy gene đích, có thể chứng minh tính đặc hiệu về đáp ứng của các loại tế bào mạch máu với các yếu tố đông máu khác nhau.
Tìm hiểu về nội mạc mạch máu
Nội mạc mạch máu có vai trò điều hòa trương lực mạch máu

Nội mạc mạch máu có chức năng tân sinh mạch: Yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu là một yếu tố sinh mạch, các yếu tố này được sản xuất bởi nhiều tế bào, các tế bào đó gồm tế bào nội mạc mạch máu với các thụ thể chuyên biệt trên nội mạc mạch máu. Bên cạnh đó, sinh mạch là sự hình thành mạch máu mới từ nội mạc có trước qua trung gian VEGF. Trung gian VEGF sẽ quy định nên đáp ứng viêm thông qua kích thích sự phóng thích các phân tử kết dính, NO, metalloproteinase và thông qua yếu tố sao chép AP1.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch khi tập thể dục
Dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch khi tập thể dục

Duy trì vận động là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là những người mắc bệnh tim, tập thể dục không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Cần nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khi tập thể dục để xử trí kịp thời.

Tìm hiểu về các thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú
Tìm hiểu về các thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú

Có nhiều loại thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú, bao gồm nong mạch vành, đặt stent, cấy máy tạo nhịp tim và các thủ thuật khác. Nếu bạn gặp vấn đề về tim mạch, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện thủ thuật ngoại trú, nghĩa là bạn không cần ở lại bệnh viện qua đêm và có thể về nhà trong ngày. Hầu hết các thủ thuật này đều ít xâm lấn, nên thời gian hồi phục không kéo dài.

Đau chân có phải dấu hiệu cảnh báo vấn đề tim mạch nghiêm trọng không?
Đau chân có phải dấu hiệu cảnh báo vấn đề tim mạch nghiêm trọng không?

Đau nhức ở chân là cảm giác thường gặp ở hầu hết tất cả mọi người. Nguyên nhân có thể do chuột rút tạm thời, viêm khớp mãn tính, chấn thương cơ, hoặc tổn thương thần kinh kéo dài. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đau chân có thể là do bệnh động mạch ngoại biên (PAD), một dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch. Dưới đây là mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và tình trạng đau chân, giúp bạn xác định được liệu đau chân có phải là dấu hiệu của vấn đề tim mạch nghiêm trọng hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây