1

Thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai - Bệnh viện Từ Dũ

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị thiếu máu thường gặp nhất. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu.

Theo dõi tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai tại TP.HCM do Trung tâm Dinh dưỡng tiến hành, thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng hiện là những vấn đề sức khỏe cộng đồng đe dọa sức khỏe mẹ và thai nhi.

  • Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 17,5%, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60%. Các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng thiếu nhiều ở phụ nữ mang thai.
  • Tỷ lệ thiếu i-ốt ở phụ nữ mang thai là 72,8%, thiếu kẽm là 34,6%.

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là có thể gây nhiều hậu quả 

  • Mẹ dễ bị sẩy thai
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bong non
  • Cao huyết áp thai kỳ
  • Tiền sản giật
  • Ối vỡ sớm
  • Băng huyết sau sanh
  • Nhiễm trùng hậu sản.
  • Con bị nhẹ cân
  • Sinh non tháng
  • Suy thai,

Thời gian điều trị hồi sức kéo dài, tăng tỉ suất và bệnh suất sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu. Con những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.

Phụ nữ mang thai thiếu acid folic có thể gây những dị tật ống thần kinh của thai nhi như vô sọ, gai đôi cột sống. Thiếu i- ốt ở phụ nữ mang thai  làm tăng nguy cơ sảy thai, tai biến sản khoa như sinh non, con suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.

Nguyên nhân

Do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu.

Điều tra do Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh tiến hành cho thấy lượng sắt và acid folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị.

Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai cần nhiều hơn để cung cấp cho thai nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt càng phổ biến. Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng gây thiếu máu nhiều hơn.

Dự phòng

Để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai cần áp dụng các biện pháp:

  • Tăng cường công tác truyền thông giáo dục để phụ nữ mang thai chủ động có chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
  • Bổ sung viên sắt và acid folic
  • Kiểm soát tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét.
  • Sắt có nhiều trong thịt, cá, gan, trứng, đậu đỗ, rau xanh.
  • Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn sắt từ nguồn thực vật.
  • Dùng thực phẩm lên men (dưa chua, dưa giá…) cùng bữa ăn hoặc dùng các lọai trái cây tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, sơ-ri, thơm… sau bữa ăn sẽ giúp hấp thu tốt chất sắt tốt hơn.
  • Những chất ức chế hấp thu sắt có trong ngũ cốc thô, trà.
  • Thực phẩm giàu acid folic là rau lá xanh, gan, thận, nấm rơm, mầm lúa mì, đậu đỗ, các loại hạt, trái cây đặc biệt là cam, dâu tây, lê, dưa hấu.
  • Acid folic trong thực phẩm tự nhiên có giá trị sinh học không cao như acid folic ở viên bổ sung.

Do nhu cầu sắt và acid folic ở của phụ nữ mang thai tăng cao nhưng chế độ ăn khó đáp ứng đủ nên WHO khuyến nghị phụ nữ mang thai cần uống bổ sung sắt và acid folic với liều 60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic mỗi ngày.

Uống bổ sung sắt và acid folic cần uống đều đặn hàng ngày kể từ khi phát hiện có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.Sử dụng muối i-ốt trong chế biến món ăn hàng ngày là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả cao trong phòng chống thiếu hụt i-ốt ở các bà mẹ tương lai.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Liệu thai nhi có mắc bệnh thiếu máu không?

Em đi khám thai ở Bệnh viện về, kết quả khám chung là bình thường. Nhưng các chỉ số hồng cầu của em thì giảm (MCV 73.3 MCH 23.6 MCHC 32.2). Bác sĩ yêu cầu chồng em làm huyết đồ thì cho chỉ số bình thường (MCV 90.1 MCH 30.2 MCHC 33.5). Vậy, con em khi sinh ra có mắc bệnh thiếu máu không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  434 lượt xem

Tình trạng thiếu máu khi mang thai?

Em có thai được 28 tuần. Lúc trước khi có thai, em không bị thiếu máu. Nhưng từ lúc có thai em bị thiếu máu (hct32 - Mức trung bình là 36). Mặc dù em đã uống thuốc (theo chỉ định của bác sĩ), ăn nhiều trứng gà và các loại thịt (bò, gà, heo, thỏ, ếch, lươn ..... ), nhưng vẫn bị thiếu máu. Mong bs cho em lời khuyên ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  375 lượt xem

Mang thai 7 tuần, bác sĩ siêu âm bảo bị thiếu ối?

Em năm nay 21 tuổi, đang mang thai bé đầu được gần 7 tuần. Đi siêu âm bs bảo em bị thiếu ối, cho em thuốc canxi, sắt và thuốc nội tiết. Em uống được 1 ngày thì thấy ra chất nhầy màu nâu. Mong được bs tư vấn ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  531 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1101 lượt xem

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  688 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Mẹ cần làm gì khi bị thiếu máu khi mang thai Mẹ cần làm gì khi bị thiếu máu khi mang thai 09:01
Mẹ cần làm gì khi bị thiếu máu khi mang thai
 Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị thiếu máu?
 3 năm trước
 439 Lượt xem
MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ NẾU BỊ THIẾU MÁU KHI MANG THAI MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ NẾU BỊ THIẾU MÁU KHI MANG THAI 13:04
MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ NẾU BỊ THIẾU MÁU KHI MANG THAI
Thiếu máu nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
 3 năm trước
 456 Lượt xem
Truyền ối là gì Bạn đã hiểu về kỹ thuật can thiệp cứu sống thai nhi bị thiểu ối? Truyền ối là gì Bạn đã hiểu về kỹ thuật can thiệp cứu sống thai nhi bị thiểu ối? 01:50
Truyền ối là gì Bạn đã hiểu về kỹ thuật can thiệp cứu sống thai nhi bị thiểu ối?
Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu cảm thấy bụng nhỏ không tăng chu vi, bụng gò cứng nhiều, thai đạp ít,... thì bạn cần đi siêu âm ngay lập tức để kiểm tra....
 3 năm trước
 1003 Lượt xem
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 787 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Mẹ bầu thiếu nước ối trong thai kỳ Mẹ bầu thiếu nước ối trong thai kỳ 11:06
Mẹ bầu thiếu nước ối trong thai kỳ
 Các nguyên nhân gây thiếu ối trong thai kỳ
 3 năm trước
 544 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Là phụ nữ, không phải bất thường khi bị thiếu máu, đặc biệt khi bạn đang ở tuổi sinh đẻ.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây