1

Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu cảm thấy bụng nhỏ không tăng chu vi, bụng gò cứng nhiều, thai đạp ít,... thì bạn cần đi siêu âm ngay lập tức để kiểm tra. Rất có thể, thai nhi của bạn đang bị thiểu ối - hiện tượng bệnh lý xảy ra với 4-5% phụ nữ mang thai.

? Thế nào là thiểu ối?

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu thể tích nước ối bình thường ở từng giai đoạn thai kỳ:

- Khi thai được 10 tuần: khoảng 30ml

- Khi thai được 34-36 tuần: khoảng 1000ml

- Khi thai được 40 tuần: giảm còn 800ml

Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường theo tuổi thai

? Thiểu ối ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi:

- Khi xảy ra hiện tượng thiểu ối, thai nhi sẽ đối mặt với nguy cơ: thiểu sản phổi, thai chậm phát triển, biến dạng mặt, chân, tay, ngôi thai bất thường và nặng nề nhất là thai lưu.

- Nguyên nhân thiểu ối có thể xuất phát từ người mẹ bị rỉ ối, vỡ ối hoặc bệnh lý; cũng có thể xuất phát từ chính thai nhi như có bất thường về thận, giảm sản xuất nước ối. Tuy nhiên, 30% trường hợp thiểu ối không xác định được rõ nguyên nhân.

Trước kia, khi gặp tình trạng thiếu ối, mẹ bầu được tư vấn nên uống nước, nghỉ ngơi nhiều hoặc truyền dịch vào tĩnh mạch. Những biện pháp này hiệu quả thường không cao và chỉ kéo dài vài ngày. Thực tế, đã có những gia đình phải chấp nhận mất em bé, điều này gây ảnh hưởng tâm lý tới cả gia đình.

Hiện nay, với sự phát triển của y học, em bé có thể sinh ra khỏe mạnh khi được can thiệp từ trong bào thai. Y học bào thai hiện đại quan niệm: Thai nhi được coi như một bệnh nhân và phải điều trị khi có vấn đề bệnh lý.

? Truyền ối chính là một kỹ thuật can thiệp bào thai, đưa dịch đẳng trương vô khuẩn vào buồng ối để tăng thể tích nước ối cho bào thai, giúp nước ối trở về trạng thái sinh lý bình thường

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên thực hiện kỹ thuật này với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cần thiết. Tại Bệnh viện, truyền ối được thực hiện:

✅ Trực tiếp bởi chuyên gia PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và Bs CKI Nguyễn Thị Sim - Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh

✅ Tại phòng can thiệp bào thai vô trùng tuyệt đối và hiện đại bậc nhất theo quy chuẩn châu Âu

Đã có nhiều em bé được cứu sống nhờ phương pháp này. Trường hợp sản phụ N.T.H (quê Hà Nam) - bệnh nhân đầu tiên thực hiện kỹ thuật truyền ối tại Bệnh viện ở tuần thứ 24. Chỉ sau một lần truyền ối duy nhất với nỗ lực dưỡng thai của cả gia đình, một bé trai kháu khỉnh đã chào đời ở tuần thứ 35. Em bé sinh ra không hề mang bất cứ một dị tật nào, phát triển hàng tháng đều đặn như một em bé đủ ối bình thường.

Điều quan trọng nhất, khi gặp hiện tượng bất thường như bụng nhỏ không tăng chu vi, bụng gò cứng nhiều, thai đạp ít,... hoặc đi siêu âm được chẩn đoán thiểu ối, sản phụ hãy tới Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh - Phòng 220 nhà B - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 929 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội để được tư vấn, khám và điều trị truyền ối kịp thời.

? Bệnh nhân gặp bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ BS CKI Nguyễn Thị Sim - Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh qua số điện thoại: 0833336699

--------------------------

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

☎️ Tổng đài đặt khám: 1900 6922

Cận cảnh sinh thường siêu khó Cận cảnh sinh thường siêu khó 02:43
Cận cảnh sinh thường siêu khó
3 năm trước
·
27600 Lượt xem
Mẹ thai IVF nên sinh thường hay sinh mổ? Mẹ thai IVF nên sinh thường hay sinh mổ? 12:30
Mẹ thai IVF nên sinh thường hay sinh mổ?
3 năm trước
·
2326 Lượt xem
RẶN VÀ THỞ ĐÚNG KHI SINH THƯỜNG RẶN VÀ THỞ ĐÚNG KHI SINH THƯỜNG 03:52
RẶN VÀ THỞ ĐÚNG KHI SINH THƯỜNG
3 năm trước
·
1781 Lượt xem
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây