Nốt vôi hóa trong gan - Bệnh viện Từ Dũ
Nốt vôi hóa trong gan là gì?
Vôi hóa gan là một vùng sáng lên bất thường nhìn thấy được trong gan.
Nguyên nhân
Vôi hóa gan là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ, tỉ lệ 1/1750. Trường hợp điển hình thì chỉ có một nốt vôi hóa, nhưng cũng có thể nhiều hơn.
Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân gây vôi hóa không chẩn đoán được.
Vài trường hợp nốt vôi hóa liên quan đến:
- Các bất thường mạch máu ở gan
- Nhiễm siêu vi
- U gan nhỏ (lành)
- Bất thường nhiễm sắc thể.
Tôi cần thực hiện thêm xét nghiệm gì khi thai có nốt vôi hóa trong gan?
Các thai phụ thường đồng ý làm thêm các xét nghiệm để có thêm thông tin về bệnh lý của bé.
Loại xét nghiệm phụ thuộc vào điều kiện nơi bạn đang sinh sống.
Các xét nghiệm bao gồm kiểm tra máu và dịch ối để đảm bào rằng nốt vôi hóa ở gan không liên quan các vius thường gặp hay bất thường về di truyền.
Cần lưu ý gì khi phát hiện thai nhi có nốt vôi hóa gan trong thai kì?
Bình thường thì cần khảo sát siêu âm kỹ hơn để chắc rằng em bé phát triển tốt và không có thêm nốt vôi hóa ở não, mắt, bụng hay là gan của bé.
Nốt vôi hóa trong gan có ảnh hưởng gì cho bé sau sinh không?
Trong hầu hết các trường hơp thì em bé khỏe mạnh nếu chỉ có một nốt vôi hóa ở gan và không chẩn đoán được nguyên nhân gây nốt vôi hóa .
Nếu xác định được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ tư vấn chuyên sâu hơn là em bé bị ảnh hưởng như thế nào sau sanh.
Nốt vôi hóa trong gan có lặp lại trong những thai kì sau không?
Nếu không phát hiện bất thường di truyền gây vôi hóa gan thì khả năng lặp lại là rất hiếm.
Nếu tìm ra nguyên nhân do bất thường di truyền thì nguy cơ lặp lại phụ thuộc vào nguyên nhân đó và tham vấn với bác sĩ di truyền để phát hiện kịp ngay.
Những câu hỏi gì tôi nên hỏi?
- Có bao nhiều nốt vôi hóa?
- Nốt vôi hóa chỉ có ở gan hay ở nhiều cơ quan khác?
- Kích thước nốt vôi hóa có lớn không?
- Có bất thường nào khác đi kèm hay không?
- Bao lâu cần siêu âm kiểm tra một lần?
- Tôi cần làm thêm xét nghiệm gì?
- Tôi nên sanh ở cơ sở y tế nào?
- Em bé có cần làm thêm xét nghiệm gì sau sanh hay không?
- Tôi có cần tham vấn với bác sĩ sơ sinh và bác sĩ di truyền không?
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ.
Uống bổ sung viên omega3 trong thai kỳ thế nào?
Năm nay em 34 tuổi, đang mang thai bé thứ 2 được 17 tuần. Buổi sáng, em đang uống 1v canxi và buổi trưa 1v sắt thì được bạn đi Nauy về tặng 2 hộp Omega 3 của hãng Biopharmar. Vậy, nếu em uống thêm viên omega 3 kể trên thì có được không và liều dùng thế nào cho đúng ạ?
- 1 trả lời
- 555 lượt xem
Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?
Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?
- 1 trả lời
- 1023 lượt xem
Muốn chích ngừa Anti-d tại Bệnh viện Phụ sản TW?
Vợ tôi thuộc nhóm máu O, Rh -. Cô ấy đang khám thai ở Bệnh viện tỉnh. Nhưng khi thai đến tuần 29, tôi muốn đưa vợ đến chích Anti-d tại Bv Phụ sản TW cho an toàn hơn, có được không? Vậy giá 1 mũi tiêm là bao nhiêu tiền để tôi còn chuẩn bị mang theo đây?
- 1 trả lời
- 1338 lượt xem
Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?
Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?
- 1 trả lời
- 615 lượt xem
Muốn sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, có được không?
Mang bầu được 28 tuần, em đã tiêm ngừa uốn ván mũi đầu. Do nhà ở xa nên từ khi mang thai đến nay em chưa có điều kiện lên Bệnh viện lớn để kiểm tra. Hàng tháng, đi siêu âm ở phòng mạch tư nhân, bs bảo các chỉ số đều bình thường. Nay, em muốn đăng kí sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 583 lượt xem
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.
Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.