Thay khớp gối nhân tạo thành công tại BV Hoàn Mỹ
Ca bệnh thay khớp gối
Chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla thấy biến đổi thoái hoá khớp gối trái, nằm giữa bao khớp và xơ kheo trái, ngang mức mâm chày trong đầu trên xương chày trái. Viêm bao hoạt dịch quanh đoạn gần cơ bụng chân phải.
Sau khi tư vấn, giải thích cho bệnh nhân và gia đình các thông tin liên quan về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, tư vấn về phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, phương pháp vô cảm.
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo do ê kíp phẫu thuật viên của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và của bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp thực hiện lúc 15 giờ 30 ngày 10/10/2008 và kết thúc lúc 17 giờ 30, vô cảm bằng phương pháp gây tê tủy sống.
Bệnh nhân xuất viện với tình hình sức khoẻ, vết mỗ tốt, bắt đầu tập vật lý trị liệu để phục hồi vận động, đi lại bình thường.
Các thông tin thêm về thay khớp gối nhân tạo
Các biến chứng có thể là gì?
Như bất kỳ các phẫu thuật lớn nào, các biến chứng có thể xảy ra. Ở đây không thể hiện toàn bộ các biến chứng có thể xảy ra, nhưng các biến chứng thường gặp là:
Biến chứng do gây mê: Một số nhỏ bệnh nhân có các vấn đề về gây mê. Các vấn đề này có thể là do phản ứng thuốc, do gây mê. Bác sĩ gây mê sẽ tư vấn và trao đổi với bạn về các nguy cơ liên quan đến việc gây mê.
Biến chứng về huyết khối tĩnh mạch: Huyết khối tỉnh mạch sâu (deep venous thrombosis – DVT) có thể xảy ra sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, nhưng thường xảy ra sau phẫu thuật khớp chậu, háng và khớp gối. DVT xảy ra khi cục máu hình thành trong các tỉnh mạch lớn ở chân. Điều này có lẻ là nguyên nhân làm cho chân bị sưng, ấm, đau khi chạm vào. Nếu cục máu trong tĩnh mạch bị vỡ ra một phần, chúng có thể di chuyển đến phổi làm tắc các mao mạch và ngưng cung cấp máu cho một phần của phổi. Điều này được gọi là thuyên tắc phổi (pulmonary embolism).
Biến chứng nhiểm trùng: Nhiểm trùng có thể là một biến chứng nặng sau phẫu thuật khớp gối. Cơ hội nhiễm trùng sau thay khớp gối nhân tạo có lẽ quanh 1%. Một số nhiễm trùng có thể biểu hiện sớm, ngay cả trước khi xuất viện. Một số khác có thể biểu hiện vài tháng hoặc vài năm sau khi phẫu thuật. Nhiễm trùng có thể vào trong khớp nhân tạo từ các ổ nhiểm xung quanh.
Biến chứng cứng khớp: Trong vài trường hợp, khả năng uốn cong khớp gối không trở về trạng thái bình thường sau phẫu thuật thay khớp gối. Để có thể sử dụng chân một cách hiệu quả là ngồi dậy từ một cái ghế mà chân cong ít nhất là 90 độ. Độ vận động mong muốn là lớn hơn 110 độ. Yếu tố quan trọng nhất quyết định độ vận động sau phẫu thuật là dây chằng và mô mềm được cân bằng trong khi mỗ. Phẫu thuật viên cố gắng để giữ cho khớp gối tốt nhất là giữ cân bằng sức căng của tất cả dây chằng và các mô mềm.
Biến chứng lỏng khớp: Lý do thất bại lớn nhất của khớp nhân tạo là tiến trình lỏng khớp nơi kim loại hoặc cement dính vào xương. Tiến bộ lớn đã được trong việc thực hiện kéo dài thời gian của khớp nhân tạo. Hy vọng, khớp gối nhân tạo của bạn có thể kéo dài được từ 12 – 15 năm. Lỏng khớp giả là một vấn đề bởi vì nó thường xuyên gây đau.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.
Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.
Cứng khớp là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi do các bệnh lý như thoái hóa khớp. Tuy nhiên, cứng khớp cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp và mỗi nguyên nhân cần có phương pháp điều trị khác nhau.
Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau và cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động. Cơ thể người có khoảng 360 đến 380 khớp, ví dụ như khớp vai, khớp hông, khuỷu tay, khớp gối,… Đau khớp là một vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, có thể là do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra. Viêm khớp là một nguyên nhân phổ biến gây đau khớp. Tuy nhiên còn rất nhiều bệnh lý khác cũng gây đau khớp. Việc điều trị tình trạng đau khớp phụ thuộc vào nguyên nhân.