1

Các nguyên nhân gây đau khớp

Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau và cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động. Cơ thể người có khoảng 360 đến 380 khớp, ví dụ như khớp vai, khớp hông, khuỷu tay, khớp gối,… Đau khớp là một vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, có thể là do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra. Viêm khớp là một nguyên nhân phổ biến gây đau khớp. Tuy nhiên còn rất nhiều bệnh lý khác cũng gây đau khớp. Việc điều trị tình trạng đau khớp phụ thuộc vào nguyên nhân.
Các nguyên nhân gây đau khớp Các nguyên nhân gây đau khớp

Các nguyên nhân gây đau khớp

Viêm khớp

Một trong những nguyên nhân chính gây đau khớp là viêm khớp. Có nhiều loại viêm khớp và hai loại phổ biến nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp chủ yếu xảy ra ở người trên 40 tuổi. Căn bệnh này tiến triển từ từ và thường xảy ra ở các khớp cử động nhiều như:

  • Cổ tay
  • Bàn tay
  • Hông
  • Đầu gối

Thoái hóa khớp xảy ra do sụn bị phá hủy hoặc hao mòn, khiến cho các xương trong khớp cọ xát với nhau. Theo số liệu thống kê vào năm 2020, số lượng người bị thoái hóa khớp trên thế giới là khoảng 600 triệu người. (1)

Loại viêm khớp phổ biến thứ hai là viêm khớp dạng thấp. Trên thế giới có khoảng 20 triệu người đang sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp. (2) Phụ nữ có tỷ lệ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do hệ miễn dịch tấn công niêm mạc khớp, gây viêm, đau và tích tụ dịch trong khớp. Theo thời gian, nếu không được kiểm soát, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ làm biến dạng khớp và thậm chí có thể dẫn đến tàn tật.

Các nguyên nhân khác

Đau khớp có thể là nguyên nhân khác như:

  • Viêm bao hoạt dịch (lớp đệm mỏng quanh khớp)
  • Bệnh lupus
  • Bệnh gout
  • Một số bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như quai bị, cúm và viêm gan
  • Nhuyễn sụn bánh chè (sụn ở mặt dưới của xương bánh chè bị thoái hóa và mềm ra)
  • Chấn thương
  • Viêm gân
  • Nhiễm trùng xương hoặc khớp
  • Sử dụng khớp quá mức
  • Ung thư
  • Đau xơ cơ hóa
  • Loãng xương
  • Bệnh sacoit
  • Còi xương

Khi nào cần đi khám?

Bạn nên đi khám nếu:

  • Không biết nguyên nhân gây đau khớp
  • Đau khớp đi kèm các triệu chứng khác như sưng khớp, khớp nóng đỏ hay cứng khớp
  • Tình trạng đau khớp kéo dài nhiều ngày không đỡ
  • Bị sốt mà không có dấu hiệu nào khác của bệnh cúm

Hãy đến bệnh viện ngay nếu:

  • bị chấn thương nghiêm trọng
  • khớp bị biến dạng
  • sưng khớp xảy ra đột ngột
  • hoàn toàn không thể cử động khớp
  • bị đau khớp dữ dội

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiến hành khám lâm sàng, gồm có quan sát xem khớp có bị sưng đỏ, biến dạng hay không và đánh giá phạm vi chuyển động của khớp.

Các phương pháp chẩn đoán khác còn có:

  • Chụp X-quang để đánh giá tình trạng xương và sụn trong khớp. Chụp X-quang giúp phát hiện các vấn đề như thoái hóa khớp.
  • Xét nghiệm tự kháng thể để xem đau khớp có phải do bệnh tự miễn hay không.
  • Đo tốc độ máu lắng để kiểm tra mức độ viêm trong cơ thể
  • Công thức máu toàn bộ

Điều trị đau khớp

Các phương pháp điều trị tại nhà

Cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp đều là bệnh mạn tính. Hiện tại chưa có bất cứ phương pháp nào có thể trị khỏi hoàn toàn các bệnh này. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm đau khớp:

  • Thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau, sưng và viêm. Các loại thuốc này có cả dạng uống và dạng bôi tại chỗ.
  • Duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục cường độ vừa phải.
  • Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi tập thể dục để giảm nguy cơ chấn thương và tăng phạm vi chuyển động của khớp.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm cân nếu thừa cân. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên khớp.
  • Mát-xa, chườm nóng, giãn cơ thường xuyên và nghỉ ngơi đủ.

Các phương pháp điều trị y tế

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp. Có thể sẽ phải làm xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra nhiễm trùng, bệnh gout hoặc các nguyên nhân gây đau khớp khác.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp gồm có dùng thuốc, ví dụ như thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) và thay đổi lối sống để giảm viêm ở khớp. Khi bệnh thuyên giảm, việc điều trị sẽ nhằm mục đích kiểm soát tình trạng bệnh để giảm nguy cơ tái phát.

Bệnh thoái hóa khớp thường được điều trị bằng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu khớp bị hỏng nghiêm trọng và các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả thì sẽ phải phẫu thuật thay khớp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây cứng khớp
Các nguyên nhân gây cứng khớp

Cứng khớp là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi do các bệnh lý như thoái hóa khớp. Tuy nhiên, cứng khớp cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp và mỗi nguyên nhân cần có phương pháp điều trị khác nhau.

Các nguyên nhân gây sưng khớp
Các nguyên nhân gây sưng khớp

Sưng khớp có thể là triệu chứng của một bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm khớp hoặc dấu hiệu của chấn thương, chẳng hạn như trật khớp.

Nguyên nhân gây viêm khớp
Nguyên nhân gây viêm khớp

Viêm khớp không phải một bệnh đơn lẻ mà là một nhóm gồm nhiều bệnh lý gây sưng, đau và cứng khớp. Ban đầu bệnh viêm khớp thường không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ nhưng các triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, gây cản trở các hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Viêm đơn khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm đơn khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đơn khớp là tình trạng viêm ở một khớp. Tình trạng viêm ở nhiều lớp được gọi là viêm đa khớp. Viêm đơn khớp và viêm đa khớp không phải là một loại viêm khớp riêng biệt mà là mô tả về tình trạng viêm khớp (số lượng khớp bị viêm). Viêm đơn khớp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có nhiễm trùng, bệnh gout và một số bệnh tự miễn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây