1

Các nguyên nhân gây sưng khớp

Sưng khớp có thể là triệu chứng của một bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm khớp hoặc dấu hiệu của chấn thương, chẳng hạn như trật khớp.
Các nguyên nhân gây sưng khớp Các nguyên nhân gây sưng khớp

Khớp là nơi hai hoặc nhiều xương tiếp xúc với nhau. Khớp có ở khắp nơi trên cơ thể, gồm có bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông, cánh tay và nhiều bộ phận khác.

Khớp được bao quanh và đệm bởi mô mềm. Sưng khớp xảy ra khi dịch tích tụ trong các mô mềm này. Sưng khớp thường đi kèm đau hoặc cứng khớp hoặc cả hai.

Sưng khớp có thể là triệu chứng của một bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm khớp hoặc dấu hiệu của chấn thương, chẳng hạn như trật khớp.

Các nguyên nhân gây sưng khớp

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng khớp là viêm khớp. Có nhiều loại viêm khớp, ví dụ như:

  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh gout
  • Viêm khớp vảy nến
  • Viêm khớp nhiễm trùng

Sưng khớp cũng có thể do các bệnh mạn tính khác hoặc do vấn đề cấp tính, ví dụ như chấn thương.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Nguyên nhân là do sự hao mòn sụn bên trong khớp theo thời gian.

Khi sụn bị mòn đi, các xương trong khớp sẽ cọ xát vào nhau khi chuyển động. Điều này dẫn đến sưng, đau và cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Loại viêm khớp phổ biến thứ hai là viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh tự miễn, có nghĩa là xảy ra do hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc khớp, dẫn đến tích tụ dịch và làm cho khớp sưng lên. Theo thời gian, tình trạng này sẽ sẽ dần dần phá hỏng sụn, gân và dây chằng ở khớp.

Bệnh gout

Bệnh gout xảy ra do nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến sự tích tụ tinh thể urat trong khớp, gây sưng và đau đớn. Bệnh gout có thể là mạn tính hoặc cấp tính.

Axit uric là sản phẩm phụ mà cơ thể tạo ra khi phân hủy một số chất trong thực phẩm. Axit uric đi vào máu và được đào thải khỏi cơ thể theo nước tiểu.

Nhưng đôi khi, cơ thể bị giảm khả năng đào thải axit uric, dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Chất này tích tụ lại và hình thành tinh thể trong các khớp. Điều này gây sưng và đau đớn dữ dội ở khớp, thường là khớp ngón chân cái.

Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp thường xảy ra ở những người mắc bệnh vảy nến.

Tổ chức Viêm khớp (The Arthritis Foundation) ước tính khoảng 30% người mắc bệnh vảy nến bị viêm khớp vảy nến. Đây cũng là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh ở khớp và da. Điều này dẫn đến viêm, gây sưng, đau và cứng khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Sưng khớp cũng có thể là do khớp bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Tình trạng này được gọi là viêm khớp nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm khớp nhiễm trùng là do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng.

Viêm khớp nhiễm trùng có thể là mạn tính hoặc cấp tính nhưng viêm khớp nhiễm trùng mạn tính rất hiếm gặp.

Các nguyên nhân gây sưng khớp khác

Ngoài các bệnh kể trên còn rất nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây sưng khớp, ví dụ như:

  • Chấn thương, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp, đứt dây chằng hay rách gân
  • Viêm cột sống dính khớp, một bệnh lý mạn tính xảy ra ở các khớp cột sống
  • Lupus ban đỏ hệ thống, một bệnh tự miễn gây viêm khắp cơ thể
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Bệnh sacoidosis (u hạt), tình trạng xảy ra do các cụm tế bào viêm tích tụ trong cơ thể
  • Sốt thấp khớp, một bệnh lý viêm xảy ra do viêm họng liên cầu khuẩn hoặc bệnh tinh hồng nhiệt không được điều trị
  • Viêm gân

Khi nào đi khám?

Bạn nên đi khám nếu tình trạng sưng khớp:

  • xảy ra sau một chấn thương nghiêm trọng hoặc khiến khớp bị biến dạng
  • không rõ nguyên nhân
  • kèm theo đau khớp dữ dội
  • kèm theo sốt
  • mãi không thuyên giảm hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng
  • ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Chẩn đoán nguyên nhân gây sưng khớp

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và các triệu chứng, ví dụ như:

  • Khớp bắt đầu bị sưng tấy khi nào?
  • Bị sưng ở khớp nào?
  • Gần đây có bị chấn thường hay không?
  • Có mắc bệnh lý nào khác không?
  • Có triệu chứng nào khác ngoài sưng khớp hay không?

Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp bị sưng và tiến hành xét nghiệm cũng như các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây sưng khớp:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm dịch khớp: dùng kim tiêm hút một lượng nhỏ dịch khớp và mang đi phân tích
  • Các thuật chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang

Điều trị sưng khớp

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây sưng khớp.

Nếu sưng khớp là do chấn thương thì bạn cần nghỉ ngơi và hạn chế cử động khớp cho đến khi khớp lành lại. Trong thời gian này, bạn có thể thử các cách sau để giảm sưng khớp

  • Chườm lạnh. Có thể chườm nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ nên chườm tối đa 10 phút.
  • Quấn băng đàn hồi quanh khớp.
  • Nâng cao khớp bị sưng khi không hoạt động, tốt nhất là cao hơn tim. Điều này giúp giảm tích tụ dịch trong khớp.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm cảm giác khó chịu.

Hạn chế cử động và không tác động lực lên khớp bị thương.

Mặc dù cần phải để cho khớp có thời gian lành lại nhưng việc bất động quá lâu sẽ làm giảm sức mạnh của cơ và giảm phạm vi chuyển động khớp. Hàng ngày bạn có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng để duy trì khả năng cử động khớp.

Nếu mắc các bệnh mạn tính, chẳng hạn như thoái hóa khớp hoặc bệnh lupus thì cần phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng và giảm các triệu chứng. Các phương pháp điều trị gồm có dùng thuốc, vật lý trị liệu và điều chỉnh thói quen sống.

Tóm tắt bài viết

Sưng khớp là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm khớp. Sưng khớp thường đi kèm đau và cứng khớp. Tùy vào nguyên nhân mà sưng khớp còn có thể đi kèm các triệu chứng toàn thân.

Nếu không rõ nguyên nhân gây sưng khớp, tình trạng kéo dài dai dẳng không đỡ hoặc đi kèm các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám.

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng khớp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây cứng khớp
Các nguyên nhân gây cứng khớp

Cứng khớp là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi do các bệnh lý như thoái hóa khớp. Tuy nhiên, cứng khớp cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp và mỗi nguyên nhân cần có phương pháp điều trị khác nhau.

Các nguyên nhân gây đau khớp
Các nguyên nhân gây đau khớp

Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau và cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động. Cơ thể người có khoảng 360 đến 380 khớp, ví dụ như khớp vai, khớp hông, khuỷu tay, khớp gối,… Đau khớp là một vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, có thể là do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra. Viêm khớp là một nguyên nhân phổ biến gây đau khớp. Tuy nhiên còn rất nhiều bệnh lý khác cũng gây đau khớp. Việc điều trị tình trạng đau khớp phụ thuộc vào nguyên nhân.

Nguyên nhân gây viêm khớp
Nguyên nhân gây viêm khớp

Viêm khớp không phải một bệnh đơn lẻ mà là một nhóm gồm nhiều bệnh lý gây sưng, đau và cứng khớp. Ban đầu bệnh viêm khớp thường không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ nhưng các triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, gây cản trở các hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Viêm đơn khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm đơn khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đơn khớp là tình trạng viêm ở một khớp. Tình trạng viêm ở nhiều lớp được gọi là viêm đa khớp. Viêm đơn khớp và viêm đa khớp không phải là một loại viêm khớp riêng biệt mà là mô tả về tình trạng viêm khớp (số lượng khớp bị viêm). Viêm đơn khớp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có nhiễm trùng, bệnh gout và một số bệnh tự miễn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây