1

Loãng xương: Cách phát hiện và phòng ngừa - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Triệu chứng của bệnh

Bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng khi mới mắc, khi có dấu hiệu lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng.

Các triệu chứng phổ biến của loãng xương là:

  • Đau lưng
  • Giảm chiều cao
  • Gù vẹo cột sống (còng lưng)
  • Gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ loãng xương như:

  • Kém phát triển thể chất, ít hoạt động thể lực, thói quen hút thuốc lá hay sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê.
  • Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương do loãng xương, tiền sử bản thân có gãy xương.
  • Bị mắc một số bệnh như thiểu năng tuyến sinh dục nam và nữ, bệnh mạn tính đường tiêu hóa, bệnh nội tiết, bệnh thận mạn, viêm khớp dạng thấp hoặc cần sử dụng dài hạn một số thuốc (thuốc chống động kinh, thuốc chống đông, kháng viêm nhóm corticostiroids).

Xét nghiệm chẩn đoán

Đo khối lượng xương bằng phương pháp hấp phụ năng lượng tia X kép (DXA) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương của WHO, phương pháp để chẩn đoán xác định, phát hiện nguy cơ bị bệnh, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị loãng xương. 

Đối tượng cần đo loãng xương

  • Tất cả phụ nữ > 65 tuổi và nam giới > 70 tuổi
  • Tiền sử gãy xương sau 50 tuổi
  • Phụ nữ sau mãn kinh dưới 65 tuổi và nam giới từ 50 đến 69 tuổi kèm một trong số các yếu tố nguy cơ
  • Tiền sử gia đình gãy xương
  • Trọng lượng cơ thể thấp
  • Sử dụng thuốc làm gia tăng nguy cơ mất xương: corticosteroids, thuốc chống động kinh, ức chế bơm protons…..
  • Một số bệnh lý kèm theo: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, cường giáp, ….

Điều trị loãng xương

Các biện pháp không dùng thuốc

  • Chế độ dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ nhu cầu hàng ngày về canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất cần thiết.
  • Chế độ luyện tập và vận động: duy trì thường xuyên hoạt động thể lực và các bài tập làm tăng khối lượng xương, khối cơ và sức cơ. Các hoạt động thể lực có ích như đi bộ, đạp nhẹ, thái cực quyền, khiêu vũ, aerobic, yoga, bơi lội, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Người bệnh nên duy trì hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức, ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
  • Thay đổi lối sống: ngưng hút thuốc, hạn chế rượu bia, hạn chế muối, tránh lạm dụng thuốc
  • Các biện pháp phòng tránh té ngã: đảm bảo an toàn nơi ở và làm việc ( sử dụng tay vịn lối đi lại, đảm bảo ánh sáng,nền nhà không trơn trượt, sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại nếu cần, tránh té ngã trong tập luyện và sinh hoạt hàng ngày)

Các thuốc điều trị

Nhóm Biphosphonates (BP) là nhóm thuốc thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị loãng xương cho hầu hết các loại loãng xương. Thuốc còn có thể sử dụng để phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ loãng xương. 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 980 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 1024 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 1028 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 852 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 789 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 904 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Các cách phòng ngừa loãng xương
Các cách phòng ngừa loãng xương

Các biện pháp phòng ngừa loãng xương có thể giúp làm chậm tốc độ mất xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

Phòng ngừa loãng xương khi có tuổi
Phòng ngừa loãng xương khi có tuổi

Loãng xương là một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi nhưng không phải là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?
Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?

Bệnh loãng xương hiện chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, một trong số đó là fluor (fluoride). Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu liệu bổ sung fluor có giúp điều trị hay phòng ngừa bệnh loãng xương hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây