1

Tập Thể dục giúp củng cố mật độ xương của cơ thể - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1-Những bài tập mang vác trọng lượng 

  • Hoạt động thể lực là rất quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương. Sự co kéo cơ học-sinh học của cơ bắp trên xương kích thích cho xương phát triển, hấp thu chất khoáng, và trở nên chắc khỏe hơn.
  • Những người không nhận được các kích thích kể trên - như các nhà du hành vũ trụ hoặc những người ít vận động thể lực chẳng hạn - bắt đầu mất xương với tốc độ rất nhanh chóng.
  • Lý tưởng nhất, chúng ta cần thực hiện các hoạt động mang vác trọng lượng trong suốt cuộc đời để xây dựng xương và duy trì mật độ xương.
  • Hoạt động thể lực tạo ra một sự khác biệt lớn, ngay cả đối với thời kỳ thơ ấu. Ví dụ: đã có những thử nghiệm ở một nhóm trẻ em được chỉ định thực hiện một chương trình tập luyện, trong đó các cháu phải nhảy lên và xuống những chiếc hộp có độ cao khác nhau. Nhóm trẻ thứ hai được chỉ định chỉ cần tiếp tục những hoạt động, sinh hoạt bình thường hàng ngày. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những trẻ em trong nhóm tập thể dục đã đạt được mật độ xương đặc biệt tốt hơn các trẻ khác. Đó là do các vận động khi nhảy đã khiến trọng lượng của chúng tác động gây co kéo căng thẳng kích thích trên xương.

Tích cực vận động chạy nhảy từ lúc còn trẻ để phòng chống loãng xương

  • Không bao giờ quá trễ để áp dụng một chương trình tập thể dục thân thiện đối với xương.
  • Trong một nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng một chế độ đi bộ nhanh, nhẹ hàng ngày cùng với tập luyện thể dục đơn giản đã đem lại sự gia tăng đáng kể mật độ xương (BMD) ở vùng thắt lưng của phụ nữ.

Đi bộ nhanh (jogging) giúp các xương ở phần dưới thân chắc khỏe

Ngay cả khi tập luyện những bài tập mang vác trọng lượng tối thiểu cũng có thể giúp cải thiện mật độ xương ở người lớn. Tuy nhiên việc tập luyện cần phải liên tục để duy trì những lợi ích đã thu được.

2- Loại hình tập thể dục mang vác trọng lượng được khuyến cáo

  • Một số loại hình tập thể dục có nhiều lợi điểm hơn trong việc phòng ngừa loãng xương.
  • Ở người lớn có đầy đủ năng lực thể chất, chạy nhảy hoặc các hoạt động như chơi tennis hay nhảy dây là tuyệt vời nhất.

Tennis giúp phòng chống loãng xương

  • Nhưng nếu không đủ năng lực thể chất cho việc tập thể dục mạnh mẽ như vậy, thì việc đi bộ hàng ngày cũng vẫn giúp tăng cường hệ xương.
  • Thói quen thường xuyên tập thể dục nên bao gồm những bài tập mang vác trọng lượng và các bài tập về sức đề kháng.
  • Thời điểm tập lý tưởng nên bắt đầu ở trẻ em, hoặc thanh thiếu niên - hay ít nhất cũng trước thời kỳ mãn kinh.
  • Trong các bài tập mang vác trọng lượng nhanh và nhẹ như đi bộ, leo cầu thang, chạy bộ, nhảy múa - xương phải làm việc với trọng lực và cơ bắp chân, hai chân và cột sống chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Loại hình tập thể dục này giúp tăng cường cột sống và phần thấp của cơ thể.

Đi bộ giúp tăng cường cột sống và phần thấp của cơ thể

  • Ngược lại, trong khi các hoạt động như bơi lội và chạy xe đạp có thể tốt cho cơ bắp, khớp và tim, chúng lại được xem là những hoạt động không mang vác trọng lượng, do đó không nên là loại hình tập luyện thể lực duy nhất.
  • Các bài tập đề kháng kèm mang vác trọng lượng có lợi cho cả các bắp cơ lẫn mật độ xương. Có thể dùng tạ tay, tạ máy để tạo ra sức đề kháng. Đây là loại hình tập luyện đặc biệt lý tưởng cho việc xây dựng khối lượng xương ở phần  trên của cơ thể, thường là một khu vực yếu đối với đa số  phụ nữ.

Tạ tay giúp xương ở phần thân trên của phụ nữ chắc khỏe

Việc thực hiện các bài tập đúng hướng dẫn kỹ thuật là rất cần thiết để tránh bị thương tích.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 827 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 644 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 2 năm trước
 839 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
Tin liên quan
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

8 bài tập giúp xương chắc khỏe
8 bài tập giúp xương chắc khỏe

Đối với những người bị loãng xương, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn là điều rất có lợi. Tập thể dục giúp củng cố xương và giảm nguy cơ té ngã.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây