1

Suy tim có mấy cấp độ và mức độ nào là nhẹ, là nặng?

Suy tim là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Suy tim được phân thành nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng tăng dần. Vậy suy tim có mấy cấp độ nặng, nhẹ?

1. Các nguyên nhân gây suy tim

 

Một số bệnh lý nếu không được xử trí và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng quả tim phải làm việc quá sức và suy yếu chức năng. Các nguyên nhân đó bao gồm:

  • Bệnh lý liên quan đến mạch vành: Nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ...
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh lý van tim: hẹp hở van 2 lá, van 3 lá...
  • Các rối loạn nhịp tim không được kiểm soát tốt.
  • Các vấn đề tim bẩm sinh: bệnh thông liên nhĩ, bệnh thông liên thất...
  • Bệnh lý phổi: Tâm phế mạn.
  • Các bệnh lý mang tính chất gia đình.

2. Phân loại suy tim

 

Suy tim có rất nhiều cách phân loại khác nhau, bao gồm:

  • Phân loại theo vị trí của buồng tim: suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
  • Phân loại theo chức năng sinh lý: suy tim tâm thusuy tim tâm trương.
  • Phân loại theo cung lượng tim: cung lượng thấp (còn gọi là suy tim ứ huyết) và cung lượng cao.
  • Theo mức độ tiến triển: suy tim cấp tínhsuy tim mạn tính.
Suy tim có mấy cấp độ và mức độ nào là nhẹ, là nặng?
Có nhiều cách phân loại suy tim

3. Suy tim có mấy cấp độ?

 

Hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân độ suy tim từ nặng đến nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì suy tim thường được phân độ theo Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (NYHA). Theo NYHA, việc phân độ suy tim sẽ dựa vào mức độ hoạt động thể lực cũng như triệu chứng khó thở của bệnh nhân.

Suy tim độ 1:

Đây là giai đoạn suy tim nhẹ nhất, người bệnh hầu hết vẫn hoạt động thể lực và sinh hoạt một cách bình thường, không có các triệu chứng của suy tim như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp kể cả khi hoạt động gắng sức. Đây là giai đoạn khó phát hiện nhất.

Suy tim độ 2:

Đây là giai đoạn suy tim nhẹ, các hoạt động thể lực và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân sẽ có những hạn chế, giới hạn nhất định. Người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hoàn toàn, không xuất hiện các triệu chứng khó chịu khi nghỉ ngơi, khi không làm việc nặng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có các hoạt động gắng sức, cần vận động nhiều thì thấy khó thở, mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực.

Suy tim độ 3:

Đây là giai đoạn suy tim ở mức trung bình. Ở mức độ này, người bệnh đã bị hạn chế khá nhiều trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi bệnh nhân vận động gắng sức nhẹ thì các triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp và nếu bệnh nhân nghỉ ngơi thì các triệu chứng được thuyên giảm. Nếu suy tim độ 3 thì bệnh nhân đa số phải nhập viện điều trị thường xuyên.

Suy tim độ 4:

Đây là giai đoạn suy tim nặng nhất. Bất kỳ vận động hay sinh hoạt hằng ngày nào, dù là rất nhẹ hay kể cả khi nghỉ ngơi thì người bệnh vẫn thấy mệt mỏi, khó thở. Do đó, hoạt động thể lực bị hạn chế toàn bộ, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ngoài ra, suy tim cũng được phân độ theo mức độ khó thở và cũng tương ứng với phân độ của NYHA:

  • Giai đoạn 0: không khó thở khi gắng sức.
  • Giai đoạn 1: khó thở khi gắng sức.
  • Giai đoạn 2: không cần gắng sức cũng cảm thấy khó thở.
  • Giai đoạn 3: khó thở trong các hoạt động nhẹ nhàng thường ngày như đánh răng, rửa mặt.
  • Giai đoạn 4: khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
Suy tim có mấy cấp độ và mức độ nào là nhẹ, là nặng?
Dựa vào độ khó thở có thể phân loại cấp độ suy tim

4. Suy tim khi nào là nặng?

 

Trong các mức độ của suy tim, khi bước sang giai đoạn 2 tương ứng với NYHA độ 3, các biểu hiện như khó thở, mệt mỏi xảy ra trong các hoạt động bình thường không cần gắng sức nhiều và sức khỏe của người bệnh bắt đầu suy giảm rõ rệt thì đó là dấu hiệu của bệnh đang nặng dần.

Khi đó, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị tích cực, kiểm soát các triệu chứng, dự phòng và làm chậm tiến triển của bệnh đến giai đoạn cuối.

5. Biện pháp dự phòng suy tim phát triển đến giai đoạn nặng nhất

 

Nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối của suy tim và tử vong. Do đó, điều trị các triệu chứng và làm chậm diễn tiến của suy tim là rất quan trọng.

  • Thay đổi lối sống:

Thay đổi lối sống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh suy tim, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng.

Chế độ ăn giảm muối, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, hạn chế hoặc không sử dụng bia rượu, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. Nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra, bệnh nhân nên tập luyện thể dục vừa sức, đều đặn mỗi ngày 30-60 phút như đi bộ, đạp xe...

  • Tuân thủ chế độ điều trị:

Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng nhiều thuốc với cơ chế tác dụng khác nhau, nhằm cải thiện triệu chứng suy tim, các bệnh lý đi kèm và phòng ngừa biến chứng. Bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị, uống thuốc đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Suy tim có mấy cấp độ và mức độ nào là nhẹ, là nặng?
Giảm ăn muối có lợi cho bệnh nhân suy tim

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây