Sống chung với viêm khớp dạng thấp
1. Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm gặp.
Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Về cơ bản, viêm khớp được cho là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng ảnh hưởng đến khớp, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, tiếp xúc silicon.
Tuy không phải bệnh gây chết người nhưng nếu viêm khớp dạng thấp điều trị không kịp thời thì có thể làm giảm tuổi thọ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng về mắt: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa cho người bệnh;
- Bệnh về phổi: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi;
- Các vấn đề về tim mạch: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường.
- Tổn thương thần kinh: Với những người bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương về thần kinh;
- Viêm mạch máu: Viêm khớp dạng thấp khiến mạch máu bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước và yếu hơn, làm ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu;
Viêm khớp dạng thấp điều trị không kịp thời sẽ gây loãng xương, hẹp khe khớp, dính, biến dạng khớp và có thể tàn phế suốt đời.
2. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Do đây là một bệnh khớp mạn tính đồng thời là một bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp nên bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Nhưng nếu đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm về viêm khớp dạng thấp và có cách điều trị thì bệnh sẽ không tổn thương thêm, không dẫn tới tàn phế, hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống.
3. Viêm khớp dạng thấp điều trị thế nào?
Điều trị viêm khớp dạng thấp phụ thuộc khớp bị tổn thương, mức độ bị bệnh, thời gian bệnh. Do các triệu chứng viêm khớp dạng thấp là khác nhau ở mỗi người nên cũng có những cách chữa trị khác nhau.
- Thể nhẹ: Số khớp viêm ít, vận động gần như bình thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm thông thường, kết hợp tập luyện, điều trị vật lý, điện châm, nước suối khoáng...;
- Thể trung bình: Nhiều khớp bị viêm và vận động bị hạn chế. Dùng một trong các thuốc chống viêm nonsteroid hoặc có thể dùng corticoid liều trung bình (theo chỉ định của thầy thuốc). Kết hợp vật lý trị liệu như trên;
- Thể nặng: Không đi lại được, vận động còn ít cần dùng các thuốc corticoid liều cao, muối vàng, D-penicilamin, methotrexate theo chỉ định của thầy thuốc;
- Phẫu thuật khi bệnh nặng: Một số loại phẫu thuật có thể chữa trị viêm khớp dạng thấp bao gồm chỉnh sửa các khớp và gân bị phá hủy hoặc thay thế chúng.
4. Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Là bệnh khó chữa khỏi, song có thể phòng các đợt viêm khớp dạng thấp bằng việc dùng thuốc kết hợp với vận động, sinh hoạt đúng cách. Nếu duy trì các khớp luôn hoạt động có thể giúp bảo vệ bạn khỏi những biến chứng nguy hiểm.
Người bị viêm đa khớp dạng thấp cần chú ý:
- Tránh những động tác có hại đối với các khớp và thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp;
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; chú ý giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi;
- Tránh một số động tác cầm đồ vật, ngay cả khi có thể thực hiện dễ dàng, vì về lâu dài có thể gây biến dạng bàn tay;
- Hạn chế hoặc tránh làm những động tác có thể có hại cho khớp. Trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng động tác khớp, cố gắng giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay;
- Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên. Đặc biệt chú ý khi viết. Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng hơn khi cầm nắm;
- Luôn cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, tự xoa bóp các khớp khi có thể; nên nằm trên giường phẳng, chắc và ngủ đủ giấc;
- Sử dụng trợ giúp kỹ thuật để giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp;
- Bổ sung chế độ ăn giàu canxi và vitamin D sẽ giúp bạn có bộ xương chắc khỏe. Ngoài các sản phẩm từ sữa, rau xanh, cá, trứng cũng là lựa chọn cho người bệnh;
- Không uống rượu, không hút thuốc lá: kết quả nghiên cứu cho thấy 1/3 các trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng có liên quan đến việc hút thuốc lá;
- Lo lắng và áp lực làm tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp và thúc đẩy bệnh phát triển nhanh hơn. Do vậy, bên cạnh các biện pháp chữa trị thì các kỹ thuật thư giãn cũng là yếu tố giúp người bệnh xóa tan cơn đau và hồi phục hoạt động cho cơ thể.
Khi bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán xác định thì cần dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhất là trước khi xuất hiện tổn thương sụn khớp và đầu xương... Trường hợp đã có biến dạng khớp tức đã tổn thương sụn khớp và đầu xương thì việc điều trị có thể làm ngưng sự tiến triển của bệnh, chứ không thể cải tạo được các tổn thương đã có tại sụn khớp và đầu xương. Vì vậy, khi bắt đầu có các dấu hiệu của viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh cần khám chuyên khoa xương khớp để được chỉ định dùng thuốc đúng với từng thời kỳ của bệnh.
XEM THÊM:
- Diễn biến của viêm khớp dạng thấp
- Cách phát hiện sớm và chính xác bệnh viêm khớp
- Các bệnh lý khớp vai thường gặp
Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.
Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.
Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...
X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.
Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.
Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở đốt sống thứ nhất và thứ hai ở cổ. Tình trạng này gây đau, cứng khớp và mất vững cột sống.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.
Viêm khớp dạng thấp khiến cho các khớp bị đau và cứng. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, điều chỉnh tư thế ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và ngủ ngon giấc hơn, nhờ đó tăng mức năng lượng cơ thể và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh.
Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.
Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.