1

Phẫu thuật thay khớp háng trong bệnh lý gãy cổ xương đùi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Gãy cổ xương đùi là một bệnh rất thường gặp ở những người già, nhất là phụ nữ.  Các nhà quan sát thấy rằng khoảng 30-50% những người bị gãy cổ xương đùi không bao giờ trở lại trình trạng chức năng như trước khi bị té ngã và cần sự giúp đỡ của người khác.

Tại sao người già thường hay bị gãy cổ xương đùi?

Cổ xương đùi là phần nối tiếp giữa chỏm và thân xương đùi. Nó chịu một lực tải rất lớn từ trên cơ thể xuống. Cấu trúc giải phẫu cổ xương đùi rất đặc biệt, nó có ba bè xương đan chéo nhau để chịu sức căng lên cổ xương đùi.

Tuy nhiên giữa ba bè xương này lại có một điểm khuyết hình tam giác gọi là tam giác Ward. Đây là điểm yếu nhất của cổ xương đùi nên hay bị gãy chổ này. Ngoài ra, ở những người già còn có trình trạng loãng xương kèm theo. Xương loãng sẽ bị giòn và yếu nên cũng dễ gãy nếu có một chấn thương xảy ra. 

Các nguyên nhân thường gây gãy cổ xương đùi

  • Người già chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy cổ xương đùi.
  • Theo ghi nhận của chúng tôi, nguyên nhân thường gặp nhất là té ngã trong sinh hoạt hàng ngày như té trong nhà tắm, vấp té khi thay quần dài ống, té khi đứng trên ghế để thắp nhang….
  • Ngoài ra đôi khi còn gặp té ngã do tai nạn giao thông.

Triệu chứng

  • Đau vùng khớp háng, đau lan xuống đùi và gối. Có khi người bệnh chỉ đau vùng khớp gối cho nên nhiều người tưởng là mình chỉ bị gãy xương vùng khớp gối. Đau nhiều hơn mỗi lúc xoay trở hoặc ngồi lên nằm xuống.
  • Chân có thể co nhẹ và khép vào, kéo duỗi ra làm cho bệnh nhân đau thêm. Có khi chân gãy ngắn hơn chân kia

Các biến chứng sau gãy cổ xương đùi:

Gãy cổ xương đùi là một bệnh lý nặng, nó càng nặng nề hơn khi xảy ra trên một người già vốn đang tiềm ẩn nhiều bệnh lý nội khoa. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ xảy ra nhiều biến chứng như sau:

  • Tắt mạch: Vì gãy xương và đau đơn cho nên người già bị gãy cổ xương đùi phải nằm lâu, ít vận động. Điều này dễ hình thành những cục máu đông trong lòng mạch máu. Nếu những cục máu này di chuyển đến phổi, não hoặc tim sẽ gây ra biến chứng tắt mạch ở những cơ quan này. Đây là biến chứng nặng nề, đôi khi nguy hiểm tính mạng.
  • Nhiễm trùng: do nằm lâu, phổi không được thông khí tốt cho nên dễ bị viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu… làm cho bệnh nặng nề và khó trị
  • Loét da vùng tì đè: do đau đớn nên người già không dám cử động làm cho vùng da bị tì đè nhiều sẽ bị loét như loét vùng cùng cụt, vùng mắc cá ngoài, vùng gối…những vùng này rất khó lành.

Phương pháp điều trị:

Tùy theo trình trạng sức khoẻ của người bệnh, thời gian bị gãy, chất lượng xương và kiễu gãy mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phẫu thuật phù hợp: kết hợp xương cổ xương đùi, thay khớp háng bán phần, thay khớp háng toàn phần…

  • Kết hợp xương cổ xương đùi : Áp dụng đối với bệnh nhân nhỏ hơn 50 tuổi. .Nếu chỏm xương đùi không liền, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo.
  • Thay khớp háng bán phần: Sau khi vô cảm, Bác sĩ sẽ mổ cắt bỏ phần chỏm xương đùi đã bị gãy, thay vào đó là chỏm khớp nhân tạo. Sau mổ vài ngày người bệnh có thể ngồi dậy, tập vận động chân, tập thở, tránh những biến chứng do nằm lâu. Chính vì vậy phẫu thuật này rất có lợi cho những người lớn tuổi, khả năng liền xương kém. Đối với những người già lớn tuổi bị gãy cổ xương đùi thông thường chúng tôi áp dụng phương pháp thay khớp bán phần giúp giảm đau và cho phép người bệnh đi lại sớm.
  • Thay khớp háng toàn phần: Bác sĩ sẽ thay cả phần chỏm xương đùi và phần ổ cối bên trên. So với thay khớp bán phần, khớp háng toàn phần có tuổi thọ kéo dài hơn. Tuy nhiên kỹ thuật này khó hơn thay khớp bán phần, thời gian phẫu thuật kéo dài hơn. Chính vì vậy nếu bệnh nhân còn sức khỏe, nhu cầu đi lại còn nhiều thì các bác sĩ sẽ chọn phương pháp này.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 825 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 856 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 2 năm trước
 837 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 846 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1135 Lượt xem
Tin liên quan
Ý nghĩa của T-score và Z-score trong đo mật độ xương

Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Đo mật độ xương còn được thực hiện trong quá trình điều trị chứng loãng xương để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp đo đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (dual energy x-ray absorptiometry) hay còn được gọi là DXA.

Người bị loãng xương có thể trồng răng implant không?
Người bị loãng xương có thể trồng răng implant không?

Trồng răng implant là phương pháp thay thế răng hiệu quả và an toàn với cả những người bị loãng xương.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương
5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương

Tập yoga là một cách hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng loãng xương. Duy trì thói quen tập yoga đều đặn có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ và xương, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây