Những thực phẩm khuyên dùng cho người bị viêm xương khớp - Bệnh viện Việt Đức
Viêm xương khớp (OA, osteroarthritis) là bệnh liên quan đến việc suy giảm chất lượng sụn khớp của các khớp vận động. Khoảng ⅙ nam giới và ¼ nữ giới trên độ tuổi 45 bị viêm xương khớp ở khớp gối khi kiểm tra X-quang, mặc dù chỉ có ½ trong số đó có biểu hiện đau nhức.
1. Biểu hiện của viêm xương khớp
Bệnh ảnh hưởng đến những khớp phải thường xuyên gánh chịu trọng lượng như khớp gối, khớp hông và phần dưới của cột sống.
Tuy nhiên, các khớp hay cử động như hàm, cổ tay và các ngón tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Sụn khớp yếu đi, cứng hơn và ít có khả năng chịu được lực nén. Vì vậy, khớp dễ nứt gãy và tạo thành các mảnh rời, gây sưng viêm phần xương bị phơi ra bên dưới.
Quá trình sưng viêm, mất đi lớp sụn và biến dạng khớp dẫn đến cứng khớp, làm cho các cử động trở nên hạn chế, ngay cả việc đi bộ cũng khó khăn hơn. Khi bước vào tuổi 60, gần 80% số người có biểu hiện viêm xương khớp ở ít nhất một khớp xương. Phụ nữ thường có triệu chứng nhiều gấp 2 lần so với nam giới.
2. Thực phẩm khuyên dùng.
2.1.Omega-3
Acid béo omega-3 được chuyển hóa thành hoạt chất resolvin giúp kháng viêm và làm giảm hoạt động của các enzyme gây viêm – tác dụng tương tự như aspirin. Omega-3 được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi (tốt nhất nên ăn 2-4 phần/ tuần).
2.2. Ăn đúng loại rau củ quả
Các loại rau lá xanh đậm (bông cải xanh, cải bó xôi) cung cấp chất chống oxy hóa carotenoid, vitamin C, canxi và magie có lợi cho khớp xương. Các loại trái cây và rau củ quả có màu vàng/cam như cà rốt, khoai lang, ổi, xoài, bí đỏ cũng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid, giúp giảm các triệu chứng viêm khớp.
2.3.Các loại gia vị cà ri
Hoa hồi, ớt, đinh hương, thì là, gừng, hạt cải và nghệ chứa các hoạt chất kháng sưng viêm, giúp giảm đau, xoa dịu các cơn đau do viêm khớp gây ra.
2.4.Uống trà
Đặc biệt là trà xanh: Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa catechin, ức chế sự biểu hiện của các hóa chất gây viêm trong khớp và giúp bảo vệ sụn.
3. Thực phẩm cần tránh:
3.1.Giảm hấp thu acid béo omega-6
Trong các loại dầu thực vật omega-6 như dầu cây rum, dầu hạt nho, dầu hướng dương, dầu bắp, dầu hạt bông và dầu đậu nành vì dư thừa chất béo này sẽ thúc đẩy quá trình sưng viêm. Có thể thay thế bằng các dầu hạt cải, dầu olive, dầu hạt óc chó hoặc dầu hạt macca.
3.2. Cà chua, ớt chuông
Bên cạnh đó, mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng các hoạt chất glycoalkaloid có trong cà chua, ớt chuông, cà tím và khoai tây có khả năng làm trầm trọng thêm chứng đau khớp ở một số người.
Ngoài ra, bạn có biết: Với mỗi kg trọng lượng thừa, lực tổng thể tác động lên khớp gối khi đi bộ hoặc đứng tương đương 2-3kg. Khi bạn giảm được trọng lượng thừa, bạn có thể giảm lực tác động lên khớp tới 4 lần.
Nguồn: Bệnh viện Việt Đức
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp hoặc làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường.
Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm khớp là tình trạng tình trạng khớp bị sưng và đau. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp thường xảy ra từ từ theo thời gian nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột.
Loãng xương khiến xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy hơn. Các xương có nguy cơ bị gãy cao nhất là xương hông, cổ tay và cột sống. Gãy những xương này cần được điều trị đặc biệt.