Một Vài Tác Dụng Phụ Của Chiếu Đèn Vàng Da Sơ Sinh
1. Chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh
Chiếu đèn là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay dùng để điều trị vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Phương pháp chiếu đèn vàng da sử dụng ánh sáng trắng hoặc xanh với bước sóng từ 400-480 nm để chiếu vào cơ thể của trẻ sơ sinh, thấm qua lớp da rồi đến lớp mỡ dưới da chuyển Bilirubin gián tiếp thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước, không gây độc cho trẻ và có thể đào thải qua con đường gan hoặc thận.
Chỉ định chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh được đưa ra khi trẻ có triệu chứng của vàng da tăng Bilirubin gián tiếp chưa có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, hoặc dùng để dự phòng những trường hợp bệnh nhi có nguy cơ vàng da như non tháng.
Chiếu đèn vàng da không được áp dụng với những trẻ vàng da tăng Bilirubin trực tiếp. Trong quá trình chiếu đèn vàng da và sau đó, cần phải theo dõi những yếu tố của trẻ như cân nặng, chế độ dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vàng da, triệu chứng về thần kinh, nồng độ đường huyết, nồng độ Bilirubin máu, điện giải để kịp thời phát hiện những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da và kịp thời xử lý.
2. Chiếu đèn vàng da có hại không?
Tuy là một trong những phương pháp hiệu quả nhất nhưng vẫn có những tác dụng phụ mà các bác sĩ cũng như những bậc phụ huynh cần lưu ý để phát hiện nhanh nhất có thể.
Vì dùng ánh sáng xanh chiếu trực tiếp lên da của đứa trẻ nên phương pháp này có thể để lại tác dụng phụ như rối loạn thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể của trẻ gặp những bất thường như tăng cao hoặc giảm xuống thấp hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, trẻ còn bị tăng kích thích, có thể là đi ngoài phân sẽ lỏng hơn.
Ánh sáng xanh với bước sóng từ 400-500nm, cực điểm là 450-460nm có thể làm da của trẻ bị mẩn đỏ hoặc hội chứng trẻ da đồng. Một tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da không thể bỏ qua đó là làm tổn hại đến mắt của trẻ, chính vì lý do này mà trong quy trình kỹ thuật chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh người ta thường băng mắt của trẻ lại bằng miếng vải sẫm màu để tránh tình trạng này.
Khi ánh sáng xanh chiếu vào cơ thể trong một thời gian dài, đặc biệt là vùng bộ phận sinh dục của trẻ cũng có thể dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn. Vì vậy, người ta thường dùng bỉm hoặc tã để mang cho trẻ trong suốt quá trình chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh nhằm ngăn chặn tình trạng teo tinh hoàn.
Mất nước cũng là một trong những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da thường gặp phải. Đối với tình trạng này các bậc phụ huynh sẽ được bác sĩ điều trị tư vấn về chế độ ăn của bé cũng như chỉ định truyền dịch bù nước, với mức nước cần cung cấp cho trẻ tăng hơn 15%-20% mỗi ngày.
Bên cạnh những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da kể trên, việc chiếu ánh sáng có cường độ cao cho trẻ sơ sinh trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng bỏng ở trẻ, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách từ đèn chiếu sáng đến bệnh nhi vào khoảng 30-50cm để hạn chế những tác dụng phụ da xảy ra.
Ngoài vấn đề khoảng cách, thời gian chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh cũng phải đạt chuẩn, và khi tình trạng vàng da trên lâm sàng giảm và nồng độ Bilirubin giảm xuống mức như bình thường thì dừng việc chiếu đèn vàng da theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những biến chứng của phương pháp này sớm nhất có thể.
Mặc dù có những ưu điểm nhất định như đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao và giá thành hợp lý, phương pháp chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tại những cơ sở y tế uy tín, có máy móc thiết bị đầy đủ để đảm bảo cường độ ánh sáng, bước sóng ánh sáng, khoảng cách từ đèn đến trẻ, cách chiếu đèn, thời gian chiếu đèn đạt chuẩn, từ đó sẽ giảm thiểu được những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 956 lượt xem
Phơi nắng có tác dụng gì cho trẻ bị vàng da?
Bé trai nhà em lúc sinh nặng 3kg. Giờ bé đã dược 1 tháng 7 ngày rồi ạ. Khi được 12 ngày, bé nhà em bị vàng da. Em cho bé đi khám thì được bác sĩ chiếu đèn 2 mặt bé cho hết vàng da. Sau đó bé được xuất viện về nhà và dặn phải cho bé phơi nắng. Tuy nhiên có thông tin lại cho rằng phơi nắng không chữa được vàng da. Vậy phơi nắng có tác dụng gì đối với bệnh của bé nhà em ạ?
- 1 trả lời
- 652 lượt xem
Trẻ 1 tháng tuổi đi tiểu ít, bộ phận sinh dục có dịch hôi, vàng là bị làm sao?
Nhà em ở miền trung, thời tiết hiện giờ đang vô cùng nóng. Bé gái nhà em đang được 1 tháng tuổi nhưng em thấy bé tiểu rất ít và ở bộ phận sinh dục có dịch hôi, màu vàng. Bé bị như vậy có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 706 lượt xem
Trẻ sinh non lúc 34 tuần bú ít, ngủ nhiều, khò khè, da vàng thì có cần cho đi khám không?
Em sinh bé lúc thai mới được 34 tuần. Nay bé đã được 12 ngày rồi, tuy nhiên bé 2-3 ngày mới chịu đi ị. Phân có hạt, màu thẫm ạ. Bé bú ít nhưng ngủ nhiều, còn bị khò khè nữa. Em cân cho bé thì thấy sụt 100gr. Ngoài ra, hiện giờ da bé nhà em vẫn thấy vàng. Em có phơi nắng cho bé hàng ngày ạ. Với tình trạng của bé thì em có cần cho bé đi khám bác sĩ không ạ?
- 1 trả lời
- 1107 lượt xem
Trẻ 7 ngày tuổi có chỉ số Bilirubine T 135; Bilirubine I 125 thì có phải chiếu đèn để chữa vàng da không?
Em mới sinh bé được 7 ngày tuổi ạ. Bé ăn ngủ tốt và rất ngoan. Tuy nhiên, bé có bị vàng da nhẹ và em đưa bé đi khám xét nghiệm thì ra các chỉ số như sau: Bilirubine T: 135; Bilirubine i: 125. Với các chỉ số như trên thì bé nhà em có phải chiếu đèn để chữa vàng da không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 508 lượt xem
Vàng da ở trẻ sơ sinh đa phần là hiện tượng bình thường, chỉ trong một số trường hợp mới là vấn đề nghiêm trọng, cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời.
Mát-xa không chỉ giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh mà còn giúp trẻ cảm thấy thư giãn và tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa bé và bố mẹ. Mát-xa còn mang lại những lợi ích khác như hỗ trợ hô hấp, thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tăng cường miễn dịch.
Nhiều trẻ sơ sinh có những mảng dày cứng, màu vàng hoặc trắng giống như vảy trên da đầu. Những mảng này có thể xuất hiện ở bên dưới tóc, sau tai, trên trán, quanh nếp gấp da hoặc trên lông mày. Đó có thể là những dấu hiệu của viêm da tiết bã. Vấn đề này tuy vô hại nhưng nhìn rất khó chịu. Có nhiều cách để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và một trong số đó là sử dụng dầu dừa.
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.