1

Máy tạo nhịp tim hoạt động thế nào?

Ngày nay, có rất nhiều thiết bị hỗ trợ tim mạch để điều trị các bệnh lý về tim. Một trong những thiết bị hỗ trợ tim mạch phổ biến nhất là máy tạo nhịp tim.

1. Máy tạo nhịp tim hoạt động như thế nào?

 

Máy tạo nhịp tim cấu tạo gồm hai phần là bộ điều khiển và hai dây điện cực. Một đầu dây điện cực thứ nhất được nối với bộ điều khiển, đầu dây còn lại được cắm vào thành tim. Dây điện cực thứ hai có một đầu được gắn ở buồng nhĩ, đầu còn lại được gắn ở buồng thất.

Bộ điều khiển là một hộp kim loại nhỏ bao gồm pin và mạch điện. Bộ điều khiển điều chỉnh tần số xung điện, từ đó gửi xung điện có năng lượng thấp đến tim bằng dây điện cực. Xung điện có tác dụng làm tim co bóp theo tần số đã được cài đặt.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn nhịp tim chậm, nghẽn dẫn truyền tim máy tạo nhịp tim sẽ làm tăng nhịp tim, hoạt động điện giữa buồng nhĩ và buồng thất được đồng bộ, phòng tránh các bệnh rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Máy tạo nhịp tim có thể lắp tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Máy tạo nhịp tim hoạt động thế nào?
Máy tạo nhịp tim

2. Đặt máy tạo nhịp tim cần kiêng gì?

 

Khi đặt máy tạo nhịp tim bệnh nhân cần tránh tiếp xúc lâu dài với một số thiết bị điện, điện tử như: điện thoại, máy nghe nhạc, máy chụp cộng hưởng từ... Vì khi tiếp xúc nhiều với các thiết bị trên sẽ làm gián đoạn các tín hiệu của máy.

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, kết hợp uống thuốc theo đơn để có hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị rối loạn nhịp tim. Khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ tư vấn, đánh giá tình hình hoạt động máy, pin, dây dẫn, điều chỉnh chế độ máy phù hợp với sức khỏe hiện tại của người dùng. Tuân thủ các chế độ tập thể dục thể thao, dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng máy tạo nhịp tim khi làm thủ thuật y tế. Hạn chế nằm đè và tránh đè tay lên máy đo nhịp tim. Khi tham gia giao thông hãy sử dụng các phương tiện theo lời khuyên của bác sĩ.

3. Biến chứng có thể gặp khi đặt máy tạo nhịp tim

 

3.1. Tụ máu

Đây là biến chứng thường gặp khi làm thủ thuật đặt máy. Máu tụ hình thành trong quá trình bóc tách các mạc, cân cơ để tạo khoảng trống chứa máy hoặc do máu thoát ra từ các tĩnh mạch, động mạch bị vỡ. Tụ máu nhẹ tự hết sau một thời gian, nếu tụ máu nặng thì cần điều trị.

3.2. Bong vết thương tại chỗ

Biến chứng bong vết thương tại chỗ xuât hiện trong vài ngày sau khi đặt máy, là biến chứng hiếm gặp. Nguyên nhân do đặt máy có kích thước không phù hợp làm căng da, căng cơ quá mức dẫn đến vết thương lâu lành và thiếu máu. Ngoài ra, biến chứng này gây nhiễm trùng. Điều trị biến chứng này bằng cách cắt lọc tạo lại rìa vết thương, đặt lại máy ở chỗ thích hợp.

3.3. Lạc chỗ máy tạo nhịp và ăn mòn da

Lạc chỗ máy là sự dịch chuyển của máy so với vị trí ban đầu. Sự dịch chuyển này ảnh hưởng đến hoạt động của máy làm bào mòn lớp da bên trên, máy bị trồi lên lòi ra ngoài gây nhiễm trùng. Điều trị biến chứng này bằng cách tạo hình chỗ da bị mất và đặt lại máy.

Ngoài ra còn có một số biến chứng hiếm gặp khác như, tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, huyết khối do khí, huyết khối tĩnh mạch, tràn máu màng tim, ép tim.

4. Máy tạo nhịp tim không dây được dùng phổ biến nhất hiện nay

Máy tạo nhịp tim không dây được đặt trực tiếp vào tim không cần dây dẫn. Máy có thiết kế nhỏ gọn nhưng chức năng ít hơn máy tạo nhịp tim thông thường. Vì vậy máy phù hợp với những bệnh nhân rối loạn nhịp tim đơn giản. Việc đặt máy tạo nhịp tim không dây gây ít biến chứng.

Máy tạo nhịp tim hoạt động thế nào?
Máy tạo nhịp tim không dây

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây