1

Kỹ thuật thay đổi cuộc sống người bệnh - Bệnh viện Bạch Mai

Thoái hóa khớp, viêm khớp… là bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Những ai mắc bệnh này mới thấu hiểu được nỗi khổ của việc có chân mà không thể đi lại hoặc nhẹ hơn là mỗi lần di chuyển như một lần tra tấn. 

Trước kia, bệnh nhân mắc bệnh này chấp nhận “sống chung với lũ” còn hiện nay khoa học phát triển mở ra nhiều cơ hội, giúp người tưởng gắn phần đời còn lại với chiếc giường có thể đi lại dễ dàng.

Ca bệnh thay khớp

Bệnh nhân đau khớp từng qua phẫu thuật nay bệnh tái phát trở lại dường như cầm chắc việc làm bạn với chiếc xe lăn, chiếc giường cùng những cơn đau hành hạ suốt đời. Tuy nhiên, một người từng sống trong đau đớn nay đứng lên đi lại khiến bản thân bệnh nhân, người nhà và cả bác sĩ phải ngỡ ngàng.

Đó là trường hợp bà L.T.M (50 tuổi, Hà Nội). Bà làm bạn với căn bệnh đau khớp đã lâu. Bà từng phẫu thuật thay khớp gối bán phần nhưng theo bà thì việc đi lại sau đó không thực sự thoải mái, đặc biệt là công cuộc phục hồi chức năng sau mổ là quãng thời gian bà không muốn nhớ tới.

Cứ ngỡ, mọi đau đớn trải qua sẽ được đền bù nhưng không lâu sau, căn bệnh tái phát trở lại. Nhập viện lần này, bà xác định tinh thần không thể chữa trị nhưng không ngờ, kỹ thuật phẫu thuật bằng robot tại Bệnh viện Bạch Mai đem lại điều kỳ diệu mà bà không bao giờ nghĩ tới.

Theo bà L.T.M, 2 giờ sau khi phẫu thuật, bà đã xuống giường và 2 ngày sau có thể đi lại mà không có cảm giác khó chịu ở gối.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Tuyến (Thạch Thất, Hà Nội) mắc bệnh nhiều năm, từng chữa nhiều nơi nhưng chỉ giảm đau chứ không khỏi hẳn.

Những ngày gần đây, cơn đau hành hạ khiến bà phải ngồi một chỗ cũng không yên. Mong muốn khỏi bệnh để đi lại bình thường, gia đình đưa bà vào Bệnh viện Xanh Pôn.

Kết quả xét nghiệm X quang cho thấy cả 2 khớp gối đều thoái hóa, các biện pháp chữa giảm đau cũng như bảo tồn không hiệu quả. Thay khớp gối là biện pháp cuối cùng được bác sĩ tính đến.

Theo bác sĩ Trần Trung Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn: Bệnh nhân được thay từng khớp một. Kết quả cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt với khớp mới nên thay vì ngồi xe lăn, bệnh nhân có thể đi lại, không bị cơn đau hành hạ.

Chia sẻ với mọi người, bà Tuyến cho biết như vừa trút được gánh nặng trăm cân ở đầu gối. Một trường hợp khác là cậu bé 5 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng đau đầu, quấy khóc, được chẩn đoán bị giãn não thất.

Thay vì chờ xếp lịch mổ, bệnh nhi được hệ thống phẫu thuật bằng robot của Bệnh viện Bạch Mai can thiệp. Sau 2 giờ phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi hồi phục tốt…

Kỹ thuật mới

Phẫu thuật bằng robot được nhiều nước áp dụng nhưng ở nước ta còn hạn chế. Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, hệ thống phẫu thuật robot Mako và Rosa lần đầu tiên được ứng dụng ở nước ta để thực hiện ca phẫu thuật phức tạp, đặc biệt là can thiệp ngoại khoa đòi hỏi sự chính xác đến từng mm.

Ưu điểm phương pháp

  • Các phẫu thuật viên robot có khả năng định vị chính xác được tổn thương, đặc biệt ở các vị trí khó, nhỏ mà bác sĩ không nhìn thấy được.
  • Robot cũng thực hiện can thiệp một cách tinh tế nhất, giúp “hàn gắn” các vết thương mà không làm tổn hại đến các khu vực xung quanh
  • Mất máu ít và giảm tối đa đau đớn cho bệnh nhân.
  • Sử dụng robot có thể phẫu thuật não được cho các bệnh nhân nhỏ 2 - 3 tuổi, nhẹ cân. Đây là điều mà các bác sĩ phẫu thuật ít dám mạo hiểm.

Thay khớp gối là kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ bác sĩ cũng như nhiều yêu cầu với bệnh nhân. Nhưng nay, kỹ thuật này được áp dụng ở nhiều nơi nhờ sự sáng tạo của ê kíp.

Bệnh viện Xanh Pôn từng phẫu thuật thay khớp gối thành công cho bệnh nhân trên 100 tuổi. Gần đây, bệnh nhân 50 tuổi từng thay khớp háng và nay lại bị hoại tử vô mạch lồi cầu đùi có chỉ định thay khớp gối.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 833 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1149 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 695 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 601 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 828 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây