Hoại tử xương khớp gối – bệnh ít được phát hiện - Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhân vừa có hoại tử vùng khớp háng và khớp gối rất hiếm gặp, đặc biệt là trên cùng 1 bệnh nhân và cùng 1 chân. Bệnh nhân bị tiêu xương gần như toàn bộ vùng bên trong khớp gối.
Ca bệnh hoại tử xương khớp gối
Bệnh nhân tên là Nguyễn Văn Đ., 54 tuổi, ở Minh Khai, Hà Nội, nhập viện ngày 22/2 trong tình trạng đi lại khó khăn, đau buốt ở vùng khớp gối, đau cả lúc không vận động. Chịu đau suốt 2 tháng trời, anh Đ. đi khám bệnh và được phát hiện bị hoại tử vô mạch lồi cầu đùi.
Ths. bác sĩ nội trú Nguyễn Huy Phương, Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, 4 năm trước bệnh nhân Đ. từng được thay khớp háng. 1 tuần trước, bệnh nhân đến khám với các triệu chứng đau khớp gối bên phải cùng bên nhiều, đi lại khó khăn. Sau thăm khám, bệnh nhân được chỉ định chụp cộng hưởng từ và các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân có một ổ hoại tử lớn vùng lồi cầu trong ở xương đùi bên phải. Ổ khuyết có kích thước 3x5cm.
Đây là bệnh lý không hiếm gặp nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vùng khớp gối, nên dễ bị bỏ sót. Hơn nữa, bệnh lý này không thể phát hiện với phim chụp X quang thông thường. Điểm khác biệt duy nhất với các bệnh lý thoái hóa khớp thường gặp là bệnh nhân đau ngay cả khi không vận động.
Các bác sĩ của Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Xanh Pôn đã hội chẩn và quyết định thay khớp gối toàn phần cho bệnh nhân. Sau 90 phút phẫu thuật, bệnh nhân được thay khớp gối. Ngày thứ 8 sau mổ, bệnh nhân hết đau, có thể đi lại được. Theo các bác sĩ, bệnh nhân cần có một thời gian nữa để phục hồi chức năng vận động.
Sau mổ 8 ngày, bệnh nhân tập đi lại
PGS.TS Trần Trung Dũng – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “Bệnh lý hoại tử xương khớp gối rất hiếm gặp và ít được phát hiện. Với trường hợp bệnh nhân Đ, do vùng hoại tử nhiều, vỡ cấu trúc khớp nên bắt buộc chúng tôi phải thay thế khớp”. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, việc điều trị bệnh này sẽ đơn giản hơn. PGS Dũng cho rằng việc chụp X quang không phát hiện ra bệnh nếu ở giai đoạn sớm, nhưng chụp cộng hưởng từ rất rõ.
Ở bệnh nhân Đ. đã từng bị tiêu xương khớp háng và thay khớp háng, việc phẫu thuật thay khớp gối có độ phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, phẫu thuật viên phải thay toàn bộ khớp gối do ổ khớp đã bị vỡ.
PGS Dũng cho hay, tại Việt Nam hoại tử xương vô khuẩn khớp háng, mà phải thay khớp háng hiện lên tới 60-70%, nên tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử xương vô khuẩn khớp gối sẽ tăng cao. Với căn bệnh này, việc phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả hơn.
Bệnh nhân Đ. đến viện ở giai đoạn 4 – giai đoạn rất nặng của tiêu xương dưới sụn, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ bị tàn phế. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, giai đoạn 2 hoặc 3, bệnh nhân có thể được khoan giảm áp, không cần phải thay khớp gối, vẫn bảo tồn được khớp gối cho bệnh nhân.
Bác sĩ khuyến cáo
Với những người từ 40 tuổi trở lên mà xuất hiệu triệu chứng đau khớp gối về đêm và sáng, đau tăng lên khi đứng, đi lại, nhất là khi đi lên và xuống cầu thang, cần đến bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm bệnh.
Với những người từ trung niên trở lên (40-50 tuổi), mức độ mất khoáng chất trong xương càng tăng lên, nguy cơ mắc bệnh về khớp nói chung và hoại tử xương cũng tăng. Nên nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, người dân cần đi thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa sâu để điều trị bệnh hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai
Không có cách nào có thể “đảo ngược” tình trạng mất xương. Nhưng có rất nhiều cách để ngăn chặn mất xương thêm và giảm nguy cơ gãy xương khi bị loãng xương.
Bệnh loãng xương không được điều trị sẽ khiến xương ngày một yếu đi và dễ gãy. Trong nhiều trường hợp, gãy xương là dấu hiệu đầu tiên của chứng loãng xương.
Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Viêm khớp tự phát thiếu niên (juvenile idiopathic arthritis) là một loại bệnh viêm khớp khởi phát ở người dưới 16 tuổi. Loại bệnh viêm khớp này trước đây còn được gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.