1

Không phải cứ loãng xương là uống canxi hàm lượng cao - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Những hiểu lầm hay gặp 

Do sợ bị loãng xương nên rất nhiều người đã tự ý dùng các thực phẩm có hàm lượng canxi cao mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm

Nhiều người hay có quan niệm muốn hết loãng xương chỉ cần uống sữa. Nghĩ như thế không sai vì sữa cũng là một trong các loại thực phẩm cung cấp canxi. Nhưng nếu chỉ trông cậy vào ly sữa thì chưa đủ bởi loãng xương không chỉ đơn thuần do cơ thể thiếu canxi. Nó còn có hàng loạt nguyên nhân khác như: thiếu vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động của các tế bào huỷ xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, suy giảm hormon sinh dục, giảm hoạt động của các tế bào sinh xương, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoidet. Vì thế người bệnh cần được bác sĩ xác định chính xác những yếu tố gây ra chứng loãng xương của mình để có hướng điều trị thích hợp. Chẳng hạn nếu cơ thể thiếu vitamin D gây kém hấp thụ canxi thì việc cung cấp thêm canxi sẽ trở nên vô nghĩa.

Trên thực tế, đã có những bệnh nhân bị loãng xương nặng nhưng lại không hề thiếu canxi, thậm chí lượng canxi trong máu còn cao hơn bình thường. Khi chất này tăng quá cao, người bệnh có thể bị hôn mê và ngừng tim. Chính vì vậy, không cứ bị loãng xương là uống canxi. Việc dùng bừa bãi các chế phẩm giàu canxi rất nguy hiểm. Khi cơ thể thừa canxi, tuỳ mức độ, có thể xuất hiện các biến chứng từ nhẹ đến nặng như ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều).

Lượng canxi thải qua đường tiểu nếu tăng lên, nó sẽ kết hợp với phốt phát hoặc oxalat tạo thành sỏi thận. Với các loại sữa bột được quảng cáo giúp phòng chống loãng xương đang bán trên thị trường hiện nay, thực ra chỉ có tác dụng cung cấp nhiều dinh dưỡng (trong đó có canxi) cho cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả sữa đặc bình thường cũng đã cung cấp đủ lượng canxi và dinh dưỡng cần thiết. Tuy sữa là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và làm tăng sức đề kháng nhưng không phải lúc nào cũng có tác dụng tốt.

Một số lưu ý khi uống sữa

  • Đối với những người không có men tiêu hoá đường lactoza (đường đặc trưng của sữa) sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong sữa, dẫn đến tiêu chảy.
  • Còn với những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, uống sữa sẽ làm tăng chất béo, tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan và tim mạch. Vì vậy, những người này chỉ nên uống loại sữa gầy (đã được loại bỏ chất béo).
  • Với hàm lượng canxi cao, sữa chỉ cung cấp canxi đầy đủ cho cơ thể chứ không có tác dụng chống loãng xương. Cách tốt nhất để tránh bệnh này không phải là uống nhiều sữa giàu canxi mà là hạn chế uống cà phê, rượu, trà; có chế độ dinh dưỡng cân đối, ăn uống điều độ và vận động nhẹ hằng ngày.

Ăn gì, kiêng gì tránh loãng xương?

  • Nhu cầu canxi hằng ngày của một người trung bình là 400 – 500mg, còn ở phụ nữ mang thai thời kỳ cuối và phụ nữ cho con bú sáu tháng đầu là 1.000 – 1.200mg.
  • Bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam chủ yếu là các thực phẩm giàu canxi như tôm, tép, ốc, cua, trứng, cá cùng các loại rau, đậu… Vì vậy, những người ăn uống bình thường và cơ thể không mắc các bệnh gây giảm hay kém hấp thụ canxi, không nên sợ thiếu chất này.

Thực phẩm nên dùng:

  • Sữa và các sản phẩm của sữa (sữa chua, phomát);
  • Cá, nhất là cá mòi, cá thu (nên dùng cả xương);
  • Các loại rau củ hạt (súp lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, hạt đậu nành, khoai lang ta, đậu phộng, dầu mè, trái thơm)…

Thực phẩm nên tránh:

  • Các loại nước ngọt có gaz, chứa caffeine, thịt nguội, cá xông khói;
  • Hạn chế trà, cà phê, rượu, bia;
  • Giảm tối đa thực phẩm công nghệ và đồ hộp, bánh mì;
  • Bớt các loại rau cải như bạc hà, củ dền, rau muống, hành củ…

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 808 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 832 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1111 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 625 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 2 năm trước
 706 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương

Bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những người mắc bệnh celiac có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài khác, trong đó có chứng loãng xương. Tại sao bệnh celiac lại có thể dẫn đến loãng xương? Và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ?

Bệnh suy giáp có gây loãng xương không?
Bệnh suy giáp có gây loãng xương không?

Bệnh suy giáp không gây loãng xương. Tuy nhiên, dùng thuốc điều trị suy giáp quá liều có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

Bệnh loãng xương có chữa khỏi được không?
Bệnh loãng xương có chữa khỏi được không?

Không có cách nào có thể “đảo ngược” tình trạng mất xương. Nhưng có rất nhiều cách để ngăn chặn mất xương thêm và giảm nguy cơ gãy xương khi bị loãng xương.

Điều gì xảy ra nếu bệnh loãng xương không được điều trị?
Điều gì xảy ra nếu bệnh loãng xương không được điều trị?

Bệnh loãng xương không được điều trị sẽ khiến xương ngày một yếu đi và dễ gãy. Trong nhiều trường hợp, gãy xương là dấu hiệu đầu tiên của chứng loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây