1

Điều trị thiếu máu não và rối loạn tiền đình - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chào bác sĩ, tôi là giáo viên 32 tuổi, gần đây tôi hay bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, có lúc mất thăng bằng đi không vững. Tôi đi khám và được chẩn đoán là Thiếu máu não và Rối loạn tiền đình. Nhờ bác sĩ cho biết Thiếu máu não và Rối loạn tiền đình có phải là một bệnh không? Cách điều trị như thế nào?

Trả lời:

Thiếu máu não hay Rối loạn tiền đình?

Thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não (TNTHN) là một bệnh rất hay gặp ở lứa tuổi trên 50, nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch. TNTHN thường biểu hiện với:

  • Nhức đầu, rối loạn tiền đình (chóng mặt, rối loạn thăng bằng, buồn nôn hay nôn).
  • Rối loạn thị giác (nhìn đôi, nhìn mờ, có ám điểm, ảo thị, rung giật nhãn cầu).
  • Rối loạn thính giác (ù tai, giảm thính lực).
  • Rối loạn vận động.

Tiền đình (vestibule) nằm ở tai, cấu tạo gồm hai túi: túi xoang với tai giữa bằng cửa sổ bầu dục, và túi cầu liên hệ bằng cửa sổ tròn và ba ống bán khuyên.

Dây thần kinh tiền đình là một nhánh của dây thần kinh số 8 giúp cơ thể giữ được thăng bằng.

Hội chứng tiền đình có thể gây ra do tổn thương của: Hệ thần kinh trung ương, bệnh tại hệ thống tiền đình, tim mạch, mắt, tâm thần và đôi khi gây ra do một số loại thuốc, trong đó đa số là do TNTHN và tổn thương tiền đình.  

**Với những dấu hiệu, độ tuổi cũng như nghề nghiệp lao động trí óc như chị mô tả thì chị bị hội chứng tiền đình.

Cách điều trị hội chứng tiền đình

(a) Trong giai đoạn cấp, khi bệnh nhân đang chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng tư thế cần:

  • Ở phòng có ánh sáng dịu dàng vừa phải, yên tĩnh
  • Nằm đầu thấp, tránh xoay lắc đầu nhiều
  • Dùng thuốc chống nôn đường tiêm tĩnh mạch
  • Bù nước điện giải qua đường truyền

(b) Các loại thuốc hội chứng tiền đình cần dùng tiếp theo hai nhóm thuốc:

Nhóm thuốc chống chóng mặt:

  • Thuốc kháng histamine (promethazine, diphenhydramine)
  • Acetylleucin (Tanganil); thuốc ức chế calci chọn lọc (flunarizine, cinnarizine)
  • Thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, valium)

Nhóm thuốc tăng tuần hoàn não, tiền đình:

  • Betahistin (serc, betaserc)
  • Piracetam (nootropyl, piracetam)
  • Almitrin-raubasin (duxil,vectarion)
  • Gingko biloba (tanakan).

(c) Chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi:

  • Ăn uống theo chế độ bình thường
  • Nằm đầu thấp (không kê gối quá cao)
  • Phòng ngủ phải thoáng, tránh đèn chói sáng quá mức, không quá ồn ào
  • Tập dưỡng sinh, vân động nhẹ để máu huyết lưu thông
  • Xoa nắn thái dương, mát xa mặt.. 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
LẠC LỐI TRONG MA TRẬN CỦA ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT… LIỆU CÓ PHẢI BẠN ĐANG BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH? LẠC LỐI TRONG MA TRẬN CỦA ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT… LIỆU CÓ PHẢI BẠN ĐANG BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH? 02:02
LẠC LỐI TRONG MA TRẬN CỦA ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT… LIỆU CÓ PHẢI BẠN ĐANG BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH?
Bạn bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất cân bằng như thể cả thế giới “xoay quanh mình”. Cơn buồn nôn từ đâu ập đến khiến bạn hoang mang, lo...
 3 năm trước
 557 Lượt xem
THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM. THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM. 03:01
THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
 Từng điều trị thành công hàng ngàn trường hợp RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN do THẠCH_NHĨ_LẠC_CHỖ, PGS.TS.BS LÊ MINH KỲ, Phụ trách chuyên...
 3 năm trước
 1100 Lượt xem
Điều trị phục hồi chức năng sau mổ não Điều trị phục hồi chức năng sau mổ não 02:39
Điều trị phục hồi chức năng sau mổ não
 MẸ BỆNH NHÂN NGỠ NGÀNG KHI CON VIẾT ĐÚNG TÊN MÌNH Sau ca mổ xuất huyết não cách đây hơn 3 tháng, anh Nguyễn Đức Thịnh (47 tuổi,...
 3 năm trước
 467 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây