Điều Trị Thành Công Cho Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng 98 Tuổi Bị Gãy Liên Mấu Chuyển Xương Đùi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Ca lâm sàng:
Vào ngày 29/7, bệnh viện Hoàn Mỹ đã tiếp nhận bệnh nhân là Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Rớt (98 tuổi, ngụ tại Cái Răng, Cần Thơ) nhập viện với tình trạng đau đùi phải và vùng chậu lưng sau khi bị té, không di chuyển được.
Bệnh nhân đã được chụp x quang và chẩn đoán gẫy phức tạp liên mấu chuyển xương đùi phải. Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiến hành phẫu thuật thay khớp háng bán phần vào ngày 31/7.
Theo Ths.BS Lê Dũng – Phó trưởng khoa Thần Kinh – Cơ Xương Khớp của bệnh viện Hoàn Mỹ, đây là ca phẫu thuật phức tạp vì vị trí gãy cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Tuy nhiên việc điều trị sẽ cải thiện khả năng vận động cũng như cuộc sống của bệnh nhân, giúp bệnh nhân giảm đau, tránh các bệnh lý do phải nằm bất động lâu như viêm phổi, loét mông, thuyên tắc tĩnh mạch phổi…
Mẹ Nguyễn Thị Rớt có chín người con, trong đó có 2 người con trai. Chồng và một người con trai của mẹ là liệt sĩ. Năm 2015, mẹ được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Hiện tại, sau gần 1 tuần điều trị, hiện tại sức khỏe của bà mẹ Việt Nam Anh Hùng 98 tuổi đã hồi phục tốt, có thể ngồi dậy và đang tập vật lý trị liệu.
Cũng theo Ths.BS Lê Dũng, người lớn tuổi do xương đã loãng, chất lượng xương yếu nên cẩn thận phòng chống té ngã. Nếu không may bị ngã thì nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị vì các chấn thương nặng có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại, gây đau đớn kéo dài dẫn đến mất ăn, mất ngủ có thể làm cơ thể suy kiệt.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.
Loãng xương là một tình trạng mạn tính có đặc trưng là sự giảm khối lượng và mật độ xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương và nguy cơ sẽ tăng theo độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phương pháp điều trị loãng xương thường gồm có dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng như vật lý trị liệu.
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm. Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở cột sống bị bào mòn. Những người bị loãng xương có nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cao hơn.
Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.